2. Mục tiêu nghiên cứu
1.4.1.1. Tình hình phát triển cây thức ăn ở các nước trên thế giới
Ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển như: Mỹ, Brazin, Ấn Độ…, vấn đề thức ăn chăn nuôi rất được quan tâm và dầu tư nghiên cứu. Taị vùng đồi núi ở khu vực Đông Nam Á chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất, nên cũng đã có những quan tâm, đầu tư, nghiên cứu.
Cách mạng đồng cỏ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới triển khai ở Châu Đại dương bắt đầu từ thế kỷ XIX.
Ớ Châu Âu và khu vực Địa Trung Hải đồng cỏ kiểu ôn đới và nền cây bộ đậu giàu chất protein là cơ sở của năng suất cao trong chăn nuôi. Ở miền nhiệt đới và á nhiệt đới các loại cỏ hòa thảo thường chiếm ưu thế trên đồng cỏ chăn thả. Trong điều kiện nhiệt đới, với năng lượng quang hợp rất cao, cỏ hòa thảo có thể cung cấp một khối lượng lớn chất xanh.
Ở Indonesia: Trong thành phần thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ hòa thảo, 21% là rơm, 16% là cây khác và 7% là phụ phẩm. Một trong 4 giải pháp về thức ăn cho bò là thâm canh trồng giống cỏ tốt trong điều kiện canh tác tại nông hộ (Sochodji,1994) [31]. Ngoài ra ở các chương trình về giống cây thức ăn với CIAT và CSIRO để tìm ra có các chương trình về giống cây thích hợp với đất có độ pH thấp. Trong thực trạng đa dạng các điều kiện canh tác ở nông hộ. Có 36 giống cây thức ăn từ Úc (CSIRO), Colombia (CIAT) và Philippin được đưa vào trồng ở vùng East Kalimantan (Ibrahim 1994). Nhiều giống thể hiện thích hợp ở khu vực trong đó có 18 giống cây họ đậu và 9 giống cây hòa thảo.
Ở Thái Lan: Với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng. Năm 1992 sản phẩm sữa nhập vào Thái Lan 114.012 tấn, chi phí mất 2.222,81 triệu USD. Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19
người nông dân bằng giải pháp: Giảm trồng lúa, sắn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng. Thái Lan đã sản xuất được 418 tấn hạt cỏ (1991). (Nguồn: Thông tin khoa học chăn nuôi số 4,1998,tr.12)[25].
Giống Paspalum atratum.cv nhập vào Thái Lan năm 1995 được đánh giá trong mục tiêu là cây thức ăn cho đất thấp đã thể hiện là giống tốt, chịu đất chua, ngập nước, sản xuất chất xanh và khả năng sản xuất hạt cao. Bên cạnh đó, năng suất chất xanh thu được rất thuận tiện cho người sử dụng do thích hợp để ủ chua hoặc phơi khô. Năm 1999 Thái Lan sản xuất 21,8 tấn hạt để phục vụ cho phát triển cây thức ăn chăn nuôi bò thịt và bò sữa ở trong nước (PhaiKaew.C,2002) [55].
Theo Liu Quadao, Hare, (1995) ở Trung Quốc cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía Nam đã xác định được các giống cỏ Stylo, Brachiaria, Pennisetum, Panicum sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hàng năm
còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước (Thông tin khoa học chăn nuôi,1999) [26].
Tại Pakistan, lượng thức ăn thô xanh ước tính sản xuất ra hàng năm khoảng 59 triệu tấn cỏ xanh và 49 triệu tấn thức ăn thô (cỏ khô và phụ phẩm) đạt 18,2 triêu tấn TDN cung cấp cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong cả nước. Giống cỏ Lucena (Medicago sativa), Berseem clover, Oats, Ngô ngọt, Sorghum đã được sản xuất theo hướng hàng hoá. Đặc biệt 2 giống cỏ Oats (Avena sativa) và Egyptian clover (Trifoloum aeguptium) được trồng làm thức ăn bổ sung cho khẩu phần cơ sở là rơm yến mạch, rơm lúa, thân lá ngô, sorghum, ngọn lá mía cho gia súc trong suốt giai đoạn mùa khô/đông (Dost Muhamad, 2000)[43].
Ngoài ra một số nước khác như Malaysia, Lào trong khu vực cũng đã chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985, cho đến nay một số cỏ hòa thảo và họ đậu được chọn lọc đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Hàng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20
Như vậy phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc được nhiều nước quan tâm. Nó thực sự là động lưc thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.