2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đặc điểm giống cỏ làm thí nghiệm cỏ voi (Pennisetum purpureum)
1.3.1. Nguồn gốc
Cỏ voi có tên khoa học là Pennisetum purpureum, có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới. Cỏ voi trồng nhiều ở Indonesia. (Đinh Văn Cải)[3]. Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (100 vĩ độ bắc - 200 vĩ độ nam) nhập vào Australia năm 1914, Cuba năm 1917, Brazil năm 1920… Người ta cũng thấy cỏ voi mọc hoang dại trong các thảm cao, Savan bụi, rừng già thuộc Trung Phi hay đầm lầy Tây Phi. Ở Việt Nam được đưa vào Huế năm 1900 và từ đó được trồng lan rộng khắp các vùng. Cỏ voi là một loài cỏ cổ điển thường xuyên có mặt trong tất cả các trang trại thí nghiệm như : Trung tâm nghiên cứu bò và trồng cỏ Ba Vì, nông trường bò sữa Đức Trọng, nông trường bò sữa Phù Đổng…
Khu vực gia đình: Đến nay hầu hết các hộ nông dân nuôi bò ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tiến hành trồng cỏ voi, đây là một giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam và đang được coi là giống cỏ chủ lực được trồng để nuôi trâu bò.
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học
Cỏ voi là loài cỏ sống lâu năm, thân đứng, thân lá lớn, phát triển mạnh mẽ, thân cao có thể cao từ 3 - 4m, đường kính thân có thể đến gần 2-3cm, lá rộng nhẵn, dài 30-120cm, rộng 1-5cm. Hoa chùm thuôn dài đầy lông cứng 1,5- 3cm màu vàng nâu. Hệ thống rễ rất phát triển, rễ mọc từ các đốt thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16
Cỏ voi chịu được khô hạn, giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm cao, sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25 - 400
C.
voi có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 2000m so với mực nước biển. thích hợp nhất với đất giàu dinh dưỡng có tầng canh tác sâu, pH = 6 - 7, đất không bùn, úng. Như vậy cỏ voi thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất vẫn là loại đất màu mỡ, tơi xốp. Chu kỳ kinh tế của nó kéo dài từ 3 - 4 năm hay hơn và năng suất tương đối ổn định trong suốt thời gian này.
1.3.4. Tính năng sản xuất
Cỏ voi có năng xuất rất lớn, từ 100 - 300 tấn/ha/năm(Filipe, 1965) và có thể lên tới 500 tấn/ha/năm (Điền Hưng, 1974)[11]. Theo Hacvael - Duclos(1969) năng suất cỏ voi ở Ấn Độ là 105 tấn/ha/năm. Nếu không được tưới nước mỗi năm cắt được 3 - 4lứa, nếu được tưới nước thì có thể cắt được 5 - 6 lứa.
Thành phần dinh dưỡng trung bình của cỏ voi là : vật chất khô 20 - 25%, protein 7,2 - 9%, xơ thô 25 - 28%.
Bảng 1.1. Ảnh hƣởng tuổi thu cắt đến năng suất (tấn/ha) và tỷ lệ chất khô (%) của cỏ voi
Tuần 2 4 6 8 10 12
Năng suất 2 20 30 54 55 58
Vật chất khô 14,7 18,20 19,57 21,10 21,53 23,78
(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)
Bảng 1.2. Năng suất cỏ voi thay đổi theo tuổi thu hoạch Tuổi cắt (ngày) Năng suất (tấn VCK/ha)
36 11,9
45 12,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17
(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)
Bảng 1.3. Năng suất cỏ voi thay đổi theo mùa
Năng suất Mùa khô Mùa mƣa Tổng cộng % mùa khô
Tấn chất khô(CK/ha) 6,0 8,3 14,3 4,2
(Nguồn: Gespo, 1974)
Bảng 1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng Chỉ tiêu Đặc điểm mẫu Chất khô % chất khô Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm Tươi, độ cao 80cm (Tanzania) 20,0 9,0 28,6 14,8 1,1 46,5 Tươi, độ cao 240 cm (Tanzania) 25,0 7,2 36,1 12,4 1,0 43,3
Tươi, 8 tuần tuổi
(Malaysia) 19,5 9,7 33,3 16,4 1,5 39,1
Tươi, 8 tuần tuổi
135cm (Thái Lan) 18,3 8,7 32,8 10,9 3,3 44,3
Tươi, 10 tuần tuổi
150cm (Thái Lan) 18,5 6,5 33,0 11,4 2,7 46,4
1.3.5. Sử dụng
Cỏ voi dùng thu cắt làm thức ăn gia súc dưới hình thức tươi hay ủ chua. Cắt lần đầu sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều không trồi lên trên. Trên thực tế, cỏ voi chỉ sử dụng 3-4 năm và phải trồng lại. Tuy nhiên, nếu có biện pháp chăm sóc hợp lý thì có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. Cỏ voi có thể ủ chua để dự trữ cho gia súc vào mùa thiếu thức ăn (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006)[18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới
1.4.1.1. Tình hình phát triển cây thức ăn ở các nước trên thế giới
Ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển như: Mỹ, Brazin, Ấn Độ…, vấn đề thức ăn chăn nuôi rất được quan tâm và dầu tư nghiên cứu. Taị vùng đồi núi ở khu vực Đông Nam Á chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất, nên cũng đã có những quan tâm, đầu tư, nghiên cứu.
Cách mạng đồng cỏ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới triển khai ở Châu Đại dương bắt đầu từ thế kỷ XIX.
Ớ Châu Âu và khu vực Địa Trung Hải đồng cỏ kiểu ôn đới và nền cây bộ đậu giàu chất protein là cơ sở của năng suất cao trong chăn nuôi. Ở miền nhiệt đới và á nhiệt đới các loại cỏ hòa thảo thường chiếm ưu thế trên đồng cỏ chăn thả. Trong điều kiện nhiệt đới, với năng lượng quang hợp rất cao, cỏ hòa thảo có thể cung cấp một khối lượng lớn chất xanh.
Ở Indonesia: Trong thành phần thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ hòa thảo, 21% là rơm, 16% là cây khác và 7% là phụ phẩm. Một trong 4 giải pháp về thức ăn cho bò là thâm canh trồng giống cỏ tốt trong điều kiện canh tác tại nông hộ (Sochodji,1994) [31]. Ngoài ra ở các chương trình về giống cây thức ăn với CIAT và CSIRO để tìm ra có các chương trình về giống cây thích hợp với đất có độ pH thấp. Trong thực trạng đa dạng các điều kiện canh tác ở nông hộ. Có 36 giống cây thức ăn từ Úc (CSIRO), Colombia (CIAT) và Philippin được đưa vào trồng ở vùng East Kalimantan (Ibrahim 1994). Nhiều giống thể hiện thích hợp ở khu vực trong đó có 18 giống cây họ đậu và 9 giống cây hòa thảo.
Ở Thái Lan: Với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng. Năm 1992 sản phẩm sữa nhập vào Thái Lan 114.012 tấn, chi phí mất 2.222,81 triệu USD. Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19
người nông dân bằng giải pháp: Giảm trồng lúa, sắn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng. Thái Lan đã sản xuất được 418 tấn hạt cỏ (1991). (Nguồn: Thông tin khoa học chăn nuôi số 4,1998,tr.12)[25].
Giống Paspalum atratum.cv nhập vào Thái Lan năm 1995 được đánh giá trong mục tiêu là cây thức ăn cho đất thấp đã thể hiện là giống tốt, chịu đất chua, ngập nước, sản xuất chất xanh và khả năng sản xuất hạt cao. Bên cạnh đó, năng suất chất xanh thu được rất thuận tiện cho người sử dụng do thích hợp để ủ chua hoặc phơi khô. Năm 1999 Thái Lan sản xuất 21,8 tấn hạt để phục vụ cho phát triển cây thức ăn chăn nuôi bò thịt và bò sữa ở trong nước (PhaiKaew.C,2002) [55].
Theo Liu Quadao, Hare, (1995) ở Trung Quốc cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía Nam đã xác định được các giống cỏ Stylo, Brachiaria, Pennisetum, Panicum sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hàng năm
còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước (Thông tin khoa học chăn nuôi,1999) [26].
Tại Pakistan, lượng thức ăn thô xanh ước tính sản xuất ra hàng năm khoảng 59 triệu tấn cỏ xanh và 49 triệu tấn thức ăn thô (cỏ khô và phụ phẩm) đạt 18,2 triêu tấn TDN cung cấp cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong cả nước. Giống cỏ Lucena (Medicago sativa), Berseem clover, Oats, Ngô ngọt, Sorghum đã được sản xuất theo hướng hàng hoá. Đặc biệt 2 giống cỏ Oats (Avena sativa) và Egyptian clover (Trifoloum aeguptium) được trồng làm thức ăn bổ sung cho khẩu phần cơ sở là rơm yến mạch, rơm lúa, thân lá ngô, sorghum, ngọn lá mía cho gia súc trong suốt giai đoạn mùa khô/đông (Dost Muhamad, 2000)[43].
Ngoài ra một số nước khác như Malaysia, Lào trong khu vực cũng đã chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985, cho đến nay một số cỏ hòa thảo và họ đậu được chọn lọc đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Hàng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20
Như vậy phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc được nhiều nước quan tâm. Nó thực sự là động lưc thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.
1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
Trên thế giới ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển vấn đề cây thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như : Úc, Mỹ, Brazin, Ấn Độ .... Các nước ở khu vực Châu Nam Á cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này, ví dụ như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaisia ...
Tại Trung Quốc giống cỏ Alfalfa, Astragalus adsurgens, Sainfoin
(Onobrychis sativa) và Stylo CIAT 184 đã được nghiên cứu, chọn lọc và phát triển rất rộng rãi trong sản xuất không những làm thức ăn xanh và chế biến bột cỏ cho chăn nuôi mà còn có ỹ nghĩa phủ đất chống xói mòn (CIAT, 2001) [40].
Năm 1999, Hare và cs [46] ở trường Đại học Nông Nghiệp Băng KốK Thái Lan đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm trồng Brachiaria mutica
và Paspalum atratum.cv trên đất ẩm ở Thái Lan”.
Ngoài công trình trên, Hare và cs cũng thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất chất xanh của cỏ Paspalum atratum.cv trên vùng đất ướt theo mùa ở Đông Bắc Thái Lan” Hare và CS, (1999) [46] đã
chỉ ra rằng năng suất vật chất khô tăng khi tăng bón đạm cho cỏ; đối với cỏ
Paspalum atratum.cv được gieo trồng ở vùng đất ẩm ướt theo chu kỳ của Thái
Lan thì lượng đạm nên cung cấp ở mức độ thấp, khoảng 25 kg N/ha/lứa thu cắt. Lượng cung cấp này là mức độ tối ưu nhất giúp tăng năng suất chất xanh thô và sự tập trung Protêin thô của cỏ.
Năm 2003, Kalmbacher.R.S và cs[47] cũng công bố một nghiên cứu vai trò của sự rụng lá đến sự phát triển của nhánh cỏ và mật độ cỏ. Thí nghiệm được tiến hành từ năm 1997 tại Mỹ. Tuy nhiên, vào năm đầu tiên của thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21
nghiệm đã xảy ra cơn bão El - Nino, đã có ảnh hưởng nhất định đến kết quả thí nghiệm kết luận của nghiên cứu phần lớn được dựa vào số liệu của 2 năm 1998 và 1999. Phát hiện chính của công trình này là ý nghĩa quan trọng của sự rụng lá đến lịch bón thúc cho cỏ (Kalmbacher.R.S và cs, 2003)[36].
Ở Philippin với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các trang trại nhỏ được trồng các giống…, chúng đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc cải tạo đất trồng đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hàng năm sản xuất được trên 1 tấn hạt cỏ.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn ở Việt Nam
1.4.2.1. Tình hình phát triển cây thức ăn cho gia súc ở nước ta
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, từ lâu chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng mở rộng diện tích gieo trồng, vừa để đảm bảo lương thực cho người dân vừa đảm bảo thức ăn cho gia súc. Từ năm 1960 nước ta đã có chủ trương phát triển dồng cỏ cho trâu bò ở những vùng thiếu cỏ. Nếu như năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì qua năm 1961- 1962 diện tích này đã tăng lên là 323 - 687 ha. Đến năm 1963, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng diện tích trồng cỏ và ngô đay đã đạt tới 3.585 mẫu Bắc Bộ (Thái Đình Dũng, Đặng Thị Liệu 1979) [7].
Năm 1976, Bộ Nông nghiệp đã phát hành bản dự thảo “Quy phạm, xây dựng, sử dụng, dự trữ và quản lí đồng cỏ”, từ đó đến nay diện tích đồng cỏ có tới 5.000 - 6.000 ha. Nhiều cơ sở như Mộc Châu, Sao Đỏ…, đã xây đựng được hàng nghìn ha chăn thả luân phiên (Báo cáo của Tổng cụ chăn nuôi, 1976). Nhiều khu vực chăn nuôi tập thể đã tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và lơn, nhiều hợp tác xã đã sử dụng đất ven sông, ven đê để trồng cỏ cung cấp cho gia súc.
Nông trường Mộc Châu với sự giúp đỡ tận tình và toàn diện của chính phủ và chuyên gia CuBa đã xây dựng thành công một hệ thống đồng cỏ kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22
chặt chẽ với kết cấu chuồng trại thể hiện roc một phuong thức chăn nuôi đồng bộ trên đồng cỏ thâm canh.
Nông trường Đồng Giao từ năm 1969 việc xây dựng đồng cỏ chuyển sang hướng mới, thâm canh đồng cỏ bằng trồng các giống mới, chăm sóc và sử dụng thích hợp. Nếu năm 1969 ở đây chỉ có 3ha cỏ trồng thì tới năm 1975 đã có tới 1179ha. Bên cạnh việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề dự trữ, phơi khô và phủ xanh được thực hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao Đỏ, Mộc Châu. Song song với những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và cỏ địa phương có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều giống cỏ tốt đã được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả nước như: Mộc Châu, Ba Vì…
Nước ta đã nhập nhiều đợt các giống cỏ đậu và cỏ hòa thảo nhiệt đới và đã tiến hành trồng thí nghiệm ở một số địa phương. Một số giống được đưa vào sản xuất như cỏ Pangola (Digitaria decumber), cỏ đậu Stylo (Stylosanthes)… Nhiều nông trường và hợp tác xã cũng đã trồng cỏ voi, cỏ Pangola… Kết quả thu hoạch được là tương đối tốt.
Trong thời gian 20 năm trở lại đây, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, nước ta đã thu nhập trên 100 giống cây hòa thảo và cây học đậu có nguồn gốc nhiệt đới nhằm tăng khả năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi, cụ thể như sau:
Năm 1990, chương trình bò thịt VIE86/008 nhặp 17 giống cây thức ăn họ đậu, hòa thảo khác nhau từ Australia.
Năm 1995, chương trình cây thức ăn xanh cho nông hộ nhập vào 70 giống (51 giống đậu và 19 giống hòa thảo) từ CSIRO v CIAT. Chương trình cây keo dậu nhập 22 cây keo dậu từ Australia.
Năm 1997, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế đã nhập 10 giống Stylo từ Trung Quốc và Phillipin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23
Năm 1998, chương trình “Phát triển bò thịt một cách hiệu quả ở Việt Nam - ACIAR Project as 2/97/18”, nhập 55 loài cây thức ăn gồm 15 loài cây họ đậu và 40 loài cây hòa thảo.
Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế với một trường Đại học ở Đức đã có 20 loài Flemingia được nhập vào nước ta. Ngoài ra một số cây thức ăn được nhập thông qua con đường các chuyên gia đi công tác.
Một số giống cây cỏ nhập nội đã được đánh giá ban đầu là tốt và thu được kết quả cao và ứng dụng vào trong sản xuất ở một số vùng.
Tuy nhiên do không có sự quản lý chỉ đạo thống nhất cho nên một số