2.3.2.1. Biện pháp chung
Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện là môi trường có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Giáo viên trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào cuộc sống.
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
43
Tạo bầu không khí trong lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với học sinh, không để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
Giáo viên phải là người đem lại cho học sinh những phản hồi tích cực. Ví dụ như: nên thay chê bằng khen ngợi học sinh, tìm những việc làm mà các em đã hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em…
Trong môi trường học tập thân thiện đó, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái, hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập… trong đó yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Giáo dục ý thức học tập cho học sinh (kết hợp nhà trường và gia đình)
Sự hình thành ý thức học tập của học sinh là quá trình tự nhận thức của bản thân thông qua hoạt động cá nhân cùng với sự tác động, tư vấn, hướng dẫn của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức học tập tích cực cho học sinh là một trong những tiền đề quan trọng giúp học sinh có hứng thú trong học tập và rèn luyện. Từ đó, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh trong suốt quá trình học tập rèn luyện ở nhà trường.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên phải liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, học sinh sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục các em về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, để cho các em thấy được tầm quan trọng của việc học.
Để việc học của học sinh được nâng cao rất cần có sự quản lý của giáo viên và sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường.
Giáo viên phải thường xuyên đôn đốc các em học tập và kiểm tra sự tiến bộ của các em. Ngoài cách kiểm tra thường xuyên, có nhiều cách để giáo viên theo dõi, đánh giá lực học của học sinh như: quan sát hàng ngày, hỏi miệng, kiểm tra việc làm bài tập về nhà, yêu cầu HS trình bày một vấn đề trước lớp…Cần chú trọng việc
44
giao bài tập và kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Khi giao bài tập cần có hình thức kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách sát xao. Bên cạnh đó giáo viên cần có hình thức phê bình, kỷ luật hợp lí.
Hiện nay, một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Vì thế, giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho học sinh ý chí phấn đấu vươn lên.
Ngoài ra, nhà trường , thầy cô và gia đình cần thường xuyên liên lạc, trao đổi để nắm rõ tình hình học tập, đồng thời có thể phối hợp quản lý thời gian của các em, tránh buông lỏng, khiến các em lơ là trong học tập. Ở mỗi trường có thể thành lập một sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, nhằm thông báo thường xuyên ý thức học tập, kết quả học tập của học sinh trên lớp.
Phân loại các đối tượng học sinh
Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong lớp càng tăng. Vì vậy, giáo viên phải xem xét phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng học sinh. Một số khả năng thường hay gặp ở học sinh là: sức khỏe kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có từng ấy phong cách nhận thức. Vì vậy, hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể.
Kèm cặp học sinh yếu kém
Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho HS yếu kém. Trong các buổi phụ đạo nên kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức giảng dạy trên lớp để học sinh vững chắc hơn. Nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ
45
sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài và việc tự học ở nhà.
Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tạp ở trường và ở nhà.
2.3.2.2 Các biện pháp cụ thể
Biện pháp 1: Tăng cường gợi động cơ học tập cho học sinh
Trong dạy học hóa học, giáo viên có thể gợi động cơ học tập cho học sinh. Đối với học sinh yếu kém thì cách gợi động cơ học tập cần thật đơn giản và dễ hiểu. Từ đó, các em thấy được ý nghĩa của các hoạt động trọng nhận thức môn Hóa học và sẽ có hứng thú học tập. Các em sẽ cảm thấy môn Hóa học không quá khô khan, khó hiểu,…
Động cơ học tập được hình thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển khéo léo của GV. Khi có động cơ học tập, học sinh sẽ có lòng khao khát mở rộng tri thức, say mê với quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, nỗ lực vượt qua khó khăn. Tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động. Gợi động cơ không phải là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó (thường là một bài học) mà phải xuyên suốt quá trình dạy học.
“Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt, phải hình thành dần dần trong quá trình học sinh chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của thầy”
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống, vì vậy sẽ có kết quả tốt hơn nếu giáo viên tổ chức được các buổi ngoại khóa tìm hiểu về vai trò của hóa học trong đời sống, sản xuất, các buổi nói chuyện về các nhà bác học, những ngành nghề liên quan đến hóa học. Tổ chức những buổi sinh hoạt giới thiệu những tấm gương học tốt môn hóa học trong và ngoài trường, kích thích lòng tự trọng của học sinh…
Ví dụ:
Khi học về phản ứng oxi hóa khử GV có thể gợi động cơ vào bài mới cho học sinh bằng cách: Yêu câu HS nhắc lại khái niệm về sự oxi hóa đã được học từ trước
46
HS: “Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa”.
Từ khái niệm cũ ấy GV dẫn dắt HS đi tìm hiểu khái niệm mới về sự oxi hóa
GV: Cho HS nghiên cứu các ví dụ có oxi tham gia phản ứng 0 0 +2 -2
Mg + O2 MgO
GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của Mg, nhận xét sự thay đổi số oxi hóa. Từ đó đưa ra khái niệm mới về sự oxi hóa:
HS: Mg + O2 MgO
Nhận xét: Trước phản ứng Mg có số oxi hóa là 0, sau phản ứng có số oxi hóa là +2 Ở phản ứng này Mg nhường electron:
0 +2 Mg Mg + 2e
GV: Quá trình Mg nhường e gọi là quá trình oxi hóa Mg (sự oxi hóa Mg)
HS: “Sự oxi hóa là quá trình nhường electron”.
Biện pháp 2: Tạo lòng tin gây hứng thú say mê, yêu thích môn học
Đây là một trong những vấn đề đầu tiên mà mỗi giáo viên cần phải thực hiện. Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương pháp dạy học mới, phù hợp và thực sự có hiệu quả. Do vậy mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó.
Làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy?
Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối vơi việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê với một đối tượng trong quá trình học.
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi phải trang bị hệ thống kiến thức xuyên suốt. Vì thế nhiệm vụ của người thầy là giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện kĩ năng vận dụng để phát triển tư duy hóa học. Để đạt được mục đích trên người giáo viên bộ môn hóa học phải tạo được hứng thú và niềm vui trong học tập. trong việc học phải có giải trí, trong giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái.
47
Như chúng ta biết, những biến đổi hóa học thật vô cùng phong phú, một số phản ứng Hóa học xảy ra có thể kèm theo những hiện tượng kì lạ như phát ra tiếng kêu, hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay phát ra ánh sáng, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép “thần thông biến hóa”. Dựa vào kiến thức đã học, giáo viên có thể xây dựng nên những thí nghiệm vui và ảo thuật Hóa học để gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ:
Khi học chương phản ứng oxi hóa – khử GV có thể liên hệ thực tế giải thích cho HS về hiện tượng mưa axit: Nguyên nhân và những tác hại của mưa axit đối với đời sống.
HS sẽ thấy được môn Hóa học rất gần gũi với đời sống quanh ta từ đó tạo niềm tin niềm say mê đối với môn học của các em.
Trong phạm vi một lớp hoặc toàn trường có thể tổ chức các cuộc thi trí tuệ kích thích tư duy, tạo hứng thú học tập. Tổ chức các cuộc thi giữa các lớp hoặc những buổi nói chuyện với nhiều nội dung như: lịch sử hóa học, phương pháp và kinh nghiệm học hóa học, ứng dụng của hóa học trong cuộc sống, liên kết hóa học với các môn học khác…Để từ đó các em nhận thấy sự thú vị của môn hóa học, những ứng dụng thiết thực của môn hóa học trong cuộc sống.
Khi tổ chức các cuộc thi, các trò chơi cần đặc biệt chú ý nội dung phải hấp dẫn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS.
Ví dụ:
Học về chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn: GV có thể tổ chức cho học sinh cuộc thi tìm hiểu về nhà bác học người Nga Men- đê-lê-ép, tổ chức buổi nói chuyện về con đường nghiên cứu khoa học của nhà bác học này và lịch sử về sự phát minh ra bảng tuần hoàn của ông.
Biện pháp 3: Lập danh sách và lên kế hoạch phụ đạo theo nhóm cho học sinh yếu kém.
Ngay từ đầu năm học giáo viên cần phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Giáo viên nên lập danh sách các đối tượng học sinh yếu và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy như: thường xuyên gọi các em trả lời câu hỏi, làm những bài tập dễ,
48
luôn tận tình chỉ bảo những khúc mắc của các em…Trong danh sách phụ đạo nên có phần thể hiện học sinh yếu kiến thức nào, kỹ năng nào và nguyên nhân do đâu. Có thể lập theo mẫu sau:
Bảng 2.1. Mẫu danh sách học sinh phụ đạo
STT Họ tên HS
Lớp Môn Biểu hiện yếu kém Con ông
bà Nơi ở Kiến thức Kỹ năng Nguyên nhân
Lập danh sách học sinh học yếu kém lên kế hoạch dạy phụ đạo cho các em, một mặt là giúp các em có thể nêu lên những thắc mắc của các em về những điều các em chưa hiểu trong tiết học chính khóa để giáo viên có thể giải đáp cho học sinh đồng thời hướng dẫn cho họcsinh làm bài tập. Mặt khác, ở buổi học phụ đạo này, giáo viên từng bước bồi dưỡng cho học sinh, từng bước lấp đầy những chỗ hổng kiến thức của học sinh,giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản nhất về chương trình học. Khi thực hiện việc dạy học để nâng cao khả năng học tập cho HS yếu kém, GV phải thường xuyên theo dõi kiểm tra học sinh để luôn nắm được tình hình học tập của các em, từ đó giáo viên rút kinh nghiệm cho những giờ học sau.
Giáo viên có thể tổ chức chia nhóm để thuận tiện cho việc giảng dạy. Sau một thời gian quan sát giảng dạy, giáo viên đã phân loại được lực học của các học sinh trong lớp, vì vậy có thể tập hợp các em có lực học như nhau vào một nhóm.
Khi chia nhóm GV cần thận trọng và tế nhị, tốt nhất nên có một bài kiểm tra đánh giá để phân loại, tránh việc các em không đồng tình hay “ấm ức”. Từ đó, GV sẽ tổ chức dạy kèm và phụ đạo ngoài giờ. Giáo viên có thể đề nghị với nhà trường nhóm những em có cùng lực học ở các lớp lại với nhau để phụ đạo tránh lãng phí thời gian và kinh phí. Trong quá trình dạy ở từng nhóm, GV có thể từng bước nâng dần độ khó của bài học nhằm tránh nhàm chán và tăng cường khả năng tư duy cho HS. Khi thực hiện chia nhóm cần chú ý việc kiểm tra đánh giá kết quả thường xuyên. Sau một thời gian chia nhóm và dạy phụ đạo, GV có thể căn cứ vào đó để xem xét những học sinh tiến bộ hơn có thể chuyển nhóm và có hình thức khen thưởng, còn học sinh nào học yếu đi cần phê bình và có biện pháp giúp đỡ.
49
Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, tổ chức thi đua kết hợp khen chê hợp lí
a. Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh
Mục đích của việc kiểm tra kết quả dạy học không chỉ là kiểm tra nội dung học mà còn kiểm tra cả những kỹ năng, kỹ xảo học sinh cần phải nắm vững. Qua kiểm tra giáo viên chỉ cho học sinh thấy được các kiến thức còn hổng , những kiến thức nào phải biết và phải đạt được những yêu cầu gì, căn cứ vào kết quả kiểm tra giáo viên có thể đáng giá học sinh nắm được những kiến thức nào của chương trình, những phần nào còn sai sót và quan trọng nhất là biết được năng lực học tập thực