Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của họcsinh trong học tập môn hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học hóa học chương 2 và 4 lớp 10 chương trình cơ bản - trung học phổ thông (Trang 27)

học lớp 10 trung học phổ thông

1.5.5.1. Nguyên nhân chủ quan

Do yếu tố sức khỏe

Sức khỏe là vốn quí nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Có sức khỏe thì mỗi chúng ta mới có thể vượt qua tất cả mọi trở ngại trong cuộc sống để đi đến thành công. Đối với học sinh thì sức khỏe lại càng quan trọng, muốn học tập tốt thì các em phải có đủ sức khỏe để đi học chuyên cần và tiếp thu kiến thức trên lớp học. Nhưng thực tế, một số học sinh do sức khỏe quá yếu thường xuyên ốm đau, phải nghỉ học nhiều nên các em không theo kịp được chương trình học, dẫn đến việc các em bị hổng kiến thức, lực học sút dần và cuối cùng là dẫn đến các em nằm trong diện học sinh yếu kém.

Do sự rỗng kiến thức từ lớp dưới

Rỗng kiến thức là hiện tượng rất thường gặp của học sinh. Những kiến thức lớp dưới là nền tảng cho lớp trên, không nắm được những kiến thức cơ bản đó các em không thể học tốt được ở lớp trên. Thực tế học tập của học sinh hiện nay là rất nhiều em bị hổng kiến thức, thậm chí trong đó có cả một bộ phận học sinh khá giỏi. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp dẫn đến sự yếu kém.

Lớp 10 là lớp chuyển cấp (từ cấp THCS lên cấp THPT), nên các em chỉ chú trọng học hai môn Toán và Văn. Vì vậy, kiến thức về môn Hóa học ở cấp THCS các em nhớ rất ít, một số hầu như đã mất căn bản về môn học này. Không có kiến thức căn bản các em sẽ cảm thấy ngại học, thậm chí là rất sợ học môn Hóa học. Thêm vào đó, những kiến thức mới ngày càng nhiều và khó các em vẫn phải lĩnh hội mỗi ngày và đây là điều tất yếu dẫn đến sự yếu kém của học sinh. Vấn đề hổng kiến thức là nguyên nhân cần đặc biệt quan tâm.

Do ý thức học tập của học sinh chưa tốt

Ý thức học tập cũng là yếu tố quyết định đến việc học tập của học sinh. Học tập vẫn thường được học trò coi là một công việc nặng nề đối với các em.

31

Nếu như ý thức học tập của các em chưa tốt hoặc không có tất yếu các em sẽ học kém. Ý thức học tập chưa tốt thể hiện ở những đặc điểm sau.

Lười học

Đã là học trò thì không ai là không ham chơi, lứa tuổi của các em là tuổi ăn tuổi chơi, đó cũng là điều dễ hiểu. Một số học sinh biết kết hợp hợp lý giữa học tập và vui chơi tạo nên hiệu quả cao trong công việc học tập cũng như việc rèn luyện thể chất của bản thân. Giải trí đúng cách sẽ giúp cho các em có sức khỏe tốt, tư tưởng thoải mái là điều kiện tốt thúc đẩy việc học hành của bản thân. Tuy nhiên không nhiều học sinh làm được như vậy. Các em thường chỉ ham chơi mà chẳng mấy quan tâm đến việc học của mình. Sự yếu kém là hệ quả trực tiếp của sự lười biếng, tư tưởng ham chơi sẽ lấy mất hứng thú học tập của học sinh dẫn đến ngại không muốn học. Việc học tập bị bỏ bê, những bài tập về nhà không được hoàn thành. Những bài giảng trên lớp nhanh chóng bị lãng quên nếu về nhà các em không xem lại và làm bài tập, hoặc chỉ “học vẹt” để chống đối với giáo viên mà không hiểu gì.

Lười suy nghĩ

Lối học truyền thống của học sinh là lối học thụ động, không sáng tạo. Khi gặp vấn đề khó, học sinh (nhất là học sinh yếu kém) thường bỏ hoặc ỷ lại vào thầy cô và sách giải. Không có sự chủ động trong học tập các em sẽ khó khăn khi phải tiếp thu một vấn đề mới, những bài tập mới. Các em dần mất đi khả năng sáng tạo (một nhân tố quan trọng cho học tập và công việc của các em sau này). Không có sự suy nghĩ, khi nghe thầy cô chữa bài, các em vẫn có thể hiểu được ngay lúc đó nhưng sẽ rất nhanh quên, một thời gian sau khi cho lại bài tập tương tự như vậy các em lại không thể làm lại được, các em sẽ không thể biết mình hay mắc sai lầm ở đâu, việc học sẽ trở thành học vẹt.

Không tự tin trong học tập

Sự thiếu tự tin trong học tập và lao động cũng trở thành các tác nhân dẫn đến sự yếu kém. Nó trở thành vật cản giữa các em với những người xung quanh. Có thể các em giải được một bài tập nhưng do không tự tin vào bản thân, các em không dám trình bày bài của mình trước lớp, hay những phần bài giảng các em

32

cảm thấy chưa rõ, chưa hiểu các em cũng không dám hỏi ý kiến của thầy cô giáo. Những thắc mắc đó ngày một nhiều mà không có câu trả lời, rất dễ làm cho các em hiểu sai lệch vấn đề, các em sẽ bỏ qua những kiến thức ấy tạo nên những lỗ hổng và dẫn tới yếu kém.

Không có động lực học tập

Học sinh hiện nay thường không xác định được phương hướng cụ thể cho việc học tập của mình. Các em thường học tập trong tâm trạng bị ép buộc và thường băn khoăn không biết học để làm gì? Các em vừa tôt nghiệp THCS, vẫn còn tư tưởng xả hơi trong khi vấn đề thi đại học, cao đẳng các em chư nghĩ tới. Khi làm một công việc không có mục đích, chỉ mang tính ép buộc thì hiệu quả công việc không thể cao.

1.5.5.2. Nguyên nhân khách quan

Những điều kiện ngoại cảnh rất dễ làm ảnh hưởng đến tâm lý của lứa tuổi học sinh. Chỉ một tác động nhỏ cũng làm cho các em có thay đổi lớn. Những thay đổi đó cũng gây nên sự xáo trộn lớn trong học tập của học sinh. Mới lên lớp 10, môi trường học tập thay đổi, các em phải từng bước thích nghi với những thay đổi đó. Những nguyên nhân khách quan do thầy cô, bạn bè, gia đình và xã hội có tác động không nhỏ tới việc học tập của các em.

Do giáo viên và nhà trường Do giáo viên

Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy cho học sinh, truyền đạt cho học sinh có kiến thức mới, giúp đỡ học sinh có phương pháp học tập tốt. Vì vậy kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, con đường mà học sinh THPT tiếp thu kiến thức vẫn là từ giáo viên. Giáo viên trở thành nhân tố quyết định thứ hai (sau bản thân mỗi học sinh) đến việc học tập của học sinh. Tiêu chí đánh giá khả năng của giáo viên chủ yếu là việc đánh giá học sinh của họ. Một người thầy giỏi không chỉ là người có nhiều kiến thức mà là người có thể mang lại cho học trò của mình những kiến thức nhiều nhất một cách dễ hiểu nhất, giúp

33

học sinh của mình càng ngày càng tiến bộ. Một giáo viên giỏi là điều kiện quan trọng nhất trong việc tạo nên một học sinh giỏi.

Giáo viên THPT có những khác biệt lớn so với giáo viên THCS. Phần lớn những giáo viên này cho rằng học trò của mình đã lớn, có ý thức tự giác học tập nên không thường xuyên quan tâm đến các em. Điều đó làm cho các em càng có cơ hội để lười học hơn. Hơn nữa, lượng kiến thức mà những thầy cô phải truyền đạt khá nhiều so với thời gian đứng lớp đòi hỏi tốc độ giảng bài của họ phải khá nhanh, và điều đó gây rất nhiều khó khăn cho học trò.

Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng có trường hợp chỉ thành công trong đối tượng là học sinh khá trở lên, còn đối với học sinh yếu kém thì chưa hiệu quả, hoặc ngược lại. Trong quá trình dạy học còn mắc phải.

+ Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng, có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.

+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Chưa nắm được các kĩ thuật sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt là kĩ thuật thí nghiệm nên thường ngại sử dụng thí nghiệm trong dạy học, đa phần các giáo viên vẫn còn hiện tượng dạy “chay”.

+ Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế.

+ Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ. Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.

+ Việc kiểm tra đánh giá trên lớp không được thường xuyên, ít kiểm tra miệng, hoặc kiểm tra chỉ mang tính hình thức nên chưa theo sát được học sinh.

+ Chưa tổ chức được những buổi ngoại khóa về hóa học , tạo niềm say mê, yêu thích, hứng thú với môn học.

34

Do nhà trường

Nhà trường là nơi định hướng chỉ đạo chung cho mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong trường. Mọi sự chỉ đạo của nhà trường đều có tác động đến học sinh và giáo viên. Hiện nay, ở một số trường phổ thông, ban lãnh đạo nhà trường thường có sự quan tâm chưa đúng mức tới bộ phận học sinh yếu kém. Hầu hết các nhà trường đều có lớp bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng không phải trường nào cũng có lớp bổ túc học sinh yếu kém. Không có sự chỉ đạo xát xao của nhà trường giáo viên sẽ không có phương án cụ thể. Nhà trường mang tính chất chỉ đạo ở tầm vĩ mô. Mọi ý kiến của ban giám hiệu sẽ có tác động đến toàn thể học sinh nói chung và học sinh yếu kém nói riêng.

Do gia đình và môi trường học tập

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc các em từ khi còn nhỏ. Những tác động của phụ huynh đương nhiên gây ảnh hưởng tới con em mình. Sự quan tâm không đúng mức của phụ huynh sẽ gây nên sự lơ là học tập của các em. Gia đình gây áp lực quá lớn hoặc chưa tạo điều kiện đúng mức cho con em mình học tập sẽ khiến các em cảm thấy bị áp lực nặng nề hoặc không có đính hướng trong học tập và gây đến yếu kém.

Môi trường lớp học cũng phần nào ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh. Học trong một lớp toàn bạn học kém, phong trào thi đua học tập trong lớp không cao sẽ khiến các em không có hứng thú học tập, không có ý chí vươn lên.

Do nội dung chương trình và sách giáo khoa

Chương trình học quá ôm đồm nhiều thứ và nặng nề, thiếu thực hành, cung cấp kiến thức lí thuyết là chính, nhiều học sinh không theo kịp chương trình vì nặng kiến thức và nhiều môn. Nội dung nhiều trong một tiết học nên giáo viên khó thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh vì sợ cháy giáo án.

35

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu về cơ sở lí luận của đề tài về: quá trình dạy học, phương pháp dạy học, dạy học tích cực, định hướng đổi mới dạy học.

Đã điều tra thực trạng vấn đề HS yếu kém ở 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (THPT Lý Thường Kiệt, THPT Nguyễn Đăng Đạo, THPT Tiên Du 1). Trên cơ sở thực trạng chúng tôi đã chỉ ra những biểu hiện yếu kém của của HS, và chúng tôi cũng phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc HS đạt kết quả không cao trong học tập môn Hóa học.

Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng học tập cho HS yếu kém được thể hiện ở chương 2.

36

CHƢƠNG 2

NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU KÉM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHƢƠNG 2 VÀ 4 LỚP 10 CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Cấu trúc chƣơng 2 “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” [22]

2.1.1. Vị trí và mục tiêu chung của chương

2.1.1.1. Vị trí

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn được nghiên cứu trong chương 2 hóa học lớp 10 THPT. Định luật này nghiên cứu qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, thành phần và tính chất các hợp chất của chúng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

2.1.1.2. Mục tiêu

a) Về kiến thức

+ Học sinh trình bày được

- Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo bằng tuần hoàn: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

+ Học sinh phân tích được

- Mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và tính chất của nguyên tố.

- Qui luật biến đổi tính chất các nguyên tố và một số hợp chất của chúng theo chu kì, nhóm.

b) Về kĩ năng

Học sinh rèn luyện tư duy logic

- Từ cấu tạo nguyên tử biết suy ra vị trí nguyên tố trong BTH và ngược lại. - Dự đoán tính chất của nguyên tố khi biết vị trí nguyên tố trong BTH - So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

c) Về giáo dục thái độ tình cảm

Giáo dục cho học sinh lòng tin vào khoa học, tinh thần học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo.

37

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được xây dựng trên cơ sở sự tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử và nguyên tắc sắp xếp các electron vào lớp vỏ nguyên tử. Sự biến thiên của điện tích hạt nhân dẫn đến sự biến thiên tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố và là nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố.

+ Nội dung kiến thức theo chương trình chuẩn

Nội dung kiến thức trong chương ( 9 tiết: 7 tiết lí thuyết và 2 tiết luyện tập)

Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn  Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn  Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố

Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố  Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố

Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

 Tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện  Hóa trị của các nguyên tố

 Oxit và hidroxit của các nguyên tố A  Định luật tuần hoàn

Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo  Quan hệ giữa vị trí và tính chất

 So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

38

2.1.3. Một số điểm chú ý trong giảng dạy chương 2

2.1.3.1. Về phương pháp giảng dạy

Cần hướng học sinh chú ý đến mối liên quan chặt chẽ giữa cấu tạo bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử các nguyên tố hóa học

- Khai thác triệt để kiến thức trong chương nguyên tử để xây dựng kiến thức mới như: Từ các dữ kiện về cấu tạo nguyên tử: điện tích hạt nhân, số lớp e, số e lớp ngoài cùng để rút ra nguyên tắc sắp xếp bẳng tuần hoàn, giải thích sự biến đổi tính chất các nguyên tố, mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất các nguyên tố hóa học.

- Sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, tìm tòi để tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu các nội dung cụ thể trong chương.

- Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm cho học sinh như: viết cấu hình e các nguyên tố trong các nhóm, đọc nội dung trong sách và thảo luận rút ra các nhận xét…để phát huy được tính tích cực, chủ động hợp tác trong hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học hóa học chương 2 và 4 lớp 10 chương trình cơ bản - trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)