Một số điểm chú ý trong giảng dạy chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học hóa học chương 2 và 4 lớp 10 chương trình cơ bản - trung học phổ thông (Trang 35)

2.1.3.1. Về phương pháp giảng dạy

Cần hướng học sinh chú ý đến mối liên quan chặt chẽ giữa cấu tạo bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử các nguyên tố hóa học

- Khai thác triệt để kiến thức trong chương nguyên tử để xây dựng kiến thức mới như: Từ các dữ kiện về cấu tạo nguyên tử: điện tích hạt nhân, số lớp e, số e lớp ngoài cùng để rút ra nguyên tắc sắp xếp bẳng tuần hoàn, giải thích sự biến đổi tính chất các nguyên tố, mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất các nguyên tố hóa học.

- Sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, tìm tòi để tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu các nội dung cụ thể trong chương.

- Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm cho học sinh như: viết cấu hình e các nguyên tố trong các nhóm, đọc nội dung trong sách và thảo luận rút ra các nhận xét…để phát huy được tính tích cực, chủ động hợp tác trong hoạt động nhận thức của học sinh.

- Tăng cường hướng dẫn học sinh sử dụng bảng tư liệu, sách giáo khoa để biết cách tra cứu, nhận xét phát hiện các qui luật cần nghiên cứu, sự hợp lí và ý nghĩa sâu sắc của bảng tuần hoàn.

2.1.3.2. Giảng dạy một số nội dung chính a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố

Giáo viên tổ chức cho HS viết cấu hình e của một số nguyên tố trong chu kì nhỏ nhóm A và yêu cầu nhận xét:

+ Điện tích các nguyên tố trong cùng một hàng ngang, cột dọc.

+ Số lớp e, số e lớp ngoài cùng các nguyên tố trong cùng một hàng, một cột.  Từ đó yêu cầu HS rút ra nguyên tắc xây dựng BTH các nguyên tố.

b. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố

 Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét các thông tin có trong một ô và nhấn mạnh:

39

+ Trong ô có các thông tin không thể thiếu: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, điện tích hạt nhân, nguyên tử khối trung bình. Những thông tin có thêm: cấu hình e, mạng tinh thể…

 Khi tổ chức cho học sinh nghiên cứu các chu kì và yêu cầu HS nhận xét: + Số lượng các nguyên tố trong một chu kì với cấu hình e của chúng. + Số lớp e các nguyên tố trong chu kì với số thứ tự của chu kì.

 Từ nhận xét đó GV bổ sung và kết luận về số lượng các nguyên tố trong các chu kì nhỏ (1, 2, 3), chu kì lớn (4, 5, 6), chu kì chưa đầy đủ (7), mối liên hệ giữa số nguyên tố với số e trong các lớp của các nguyên tố trong chu kì và giới thiệu hai họ nguyên tố Lantan, Actini ngoài bảng.

 Kiến thức về nhóm nguyên tố

Tổ chức cho HS quan sát bảng tuần hoàn, đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi: nhóm nguyên tố là gì? Các nhóm nguyên tố được chia thành mấy loại? Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A, nhóm B? Đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm A, nhóm B?

c. Sự biến đổi tuần hoàn các cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hóa học

Tổ chức cho học sinh quan sát bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A để rút ra qui luật biến đổi cấu hình e nguyên tử các nguyên tố.

+ Nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A có số e lớp ngoài cùng bằng nhau, bằng số thứ tự của nhóm. Đây là nguyên nhân làm cho các nguyên tố trong nhóm có tính chất hóa học tương tự nhau.

+ Sau mỗi chu kì cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn (tăng từ 1 đến 8). Đây là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.

Với cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố nhóm B giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết cấu hình của một số nguyên tố như Cr, Fe, Cu. Từ đó nhận xét đặc điểm quá trình xây dựng lớp vỏ e của nguyên tử các nguyên tố nhóm B và các trường hợp ngoại lệ với phân lớp d gần bão hòa và bán bão hòa.

2.2. Cấu trúc chƣơng 4 “Phản ứng oxi hóa – khử” [22]

40

2.2.1.1. Vị trí

Khái niệm phản ứng oxi hóa – khử được hình thành ở lớp 8 THCS và nghiên cứu với đúng bản chất trong chương 4 hóa học lớp 10 THPT. Đó là có sự chuyển electron trong các chất oxi hóa và chất khử mà dấu hiệu nhận ra chúng bằng sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố trong phản ứng hóa học.

2.2.1.2. Mục tiêu

a) Về kiến thức

+ Học sinh trình bày được:

- Khái niệm phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, sự oxi hóa, sự khử.

- Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

+ Học sinh nêu được:

- Cách xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử.

- Nguyên tắc chung và các bước cân bằng một phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

- Cách phân loại phản ứng dựa vào số oxi hóa: phản ứng oxi hóa khử và không oxi hóa – khử.

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.

b) Về kĩ năng

- Xác định thành thạo số oxi hóa của các nguyên tố hóa học.

- Nhận biết được chất oxi hóa và chất khử, viết được các bán phương trình thể hiện sự oxi hóa và sự khử trong các phản ứng oxi hóa – khử cụ thể.

- Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học của mọt số phản ứng oxi hóa khử, cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

- Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng không phải oxi hóa khử.

c) Về giáo dục thái độ tình cảm

- Giáo dục cho học sinh lòng tin vào khoa học, tinh thần học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo.

- Ý thức vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống.

41

+ Nội dung kiến thức theo chương trình chuẩn:

Nội dung kiến thức trong chương ( 6 tiết: 3 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập và 1 tiết thực hành)

Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

 Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa

 Phân loại phản ứng

Bài 20: Bài thực hành số 2. Phản ứng oxi hóa – khử

 Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit  Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối  Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

2.2.3. Một số điểm chú ý trong giảng dạy chương 4

2.2.3.1. Hệ thống kiến thức

Kiến thức về phản ứng oxi hóa khử là trọng tâm của chương 4 lớp 10 THPT. Ở lớp 8 học sinh đã nắm được các định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử dựa trên cơ sở nhường và thu oxi. Vì thế, chương này cần làm cho học sinh hiểu được bản chất của chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử dựa trên cơ sở những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học. Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu được nguyên tắc và vận dụng phương pháp thăng bằng electron để cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử.

Học sinh phải vận dụng thành thạo các kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử để phân biệt một số phản ứng hóa học có phải là oxi hóa – khử hay không? Từ đó nắm được cách phân loại phản ứng hóa học và sự thay đổi số oxi hóa.

Bài 17: Phản ứng oxi hóa khử

 Định nghĩa

 Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử  Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn

Bài 19: Luyện tập:

Phản ứng oxi hóa – khử

42

2.2.3.2. Phương pháp giảng dạy

Các kiến thức của chương 4 được khai thác chủ yếu dựa trên nền tảng những kiến thức sẵn có của học sinh. Kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, số oxi hóa được học sinh vận dụng để phân tích tìm ra bản chất của chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử sau đó tổng hợp và khái quát để hình thành kiến thức mới.

Nên dùng nhiều dạng bài tập đa dạng, với mức độ từ dễ đến khó để học sinh xác định số oxi hóa, nắm vững các khái niệm, lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử.

Tăng cường các hoạt động theo nhóm, học sinh tự đánh giá kết quả học tập để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

2.3. Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém trong quá trình dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông [16], [20], [29] dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông [16], [20], [29]

2.3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp

 Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của HS yếu kém [xem mục 1.5.1 tr. 16]  Dựa vào chuẩn kiến thức – kĩ năng của chương 2 và 4

 Mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học  Khả năng học tập của học sinh

2.3.2. Các biện pháp

2.3.2.1. Biện pháp chung

Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Môi trường học tập thân thiện là môi trường có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Giáo viên trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào cuộc sống.

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.

43

Tạo bầu không khí trong lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với học sinh, không để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.

Giáo viên phải là người đem lại cho học sinh những phản hồi tích cực. Ví dụ như: nên thay chê bằng khen ngợi học sinh, tìm những việc làm mà các em đã hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em…

Trong môi trường học tập thân thiện đó, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái, hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập… trong đó yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Giáo dục ý thức học tập cho học sinh (kết hợp nhà trường và gia đình)

Sự hình thành ý thức học tập của học sinh là quá trình tự nhận thức của bản thân thông qua hoạt động cá nhân cùng với sự tác động, tư vấn, hướng dẫn của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức học tập tích cực cho học sinh là một trong những tiền đề quan trọng giúp học sinh có hứng thú trong học tập và rèn luyện. Từ đó, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh trong suốt quá trình học tập rèn luyện ở nhà trường.

Trong mỗi tiết dạy giáo viên phải liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, học sinh sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục các em về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, để cho các em thấy được tầm quan trọng của việc học.

Để việc học của học sinh được nâng cao rất cần có sự quản lý của giáo viên và sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường.

Giáo viên phải thường xuyên đôn đốc các em học tập và kiểm tra sự tiến bộ của các em. Ngoài cách kiểm tra thường xuyên, có nhiều cách để giáo viên theo dõi, đánh giá lực học của học sinh như: quan sát hàng ngày, hỏi miệng, kiểm tra việc làm bài tập về nhà, yêu cầu HS trình bày một vấn đề trước lớp…Cần chú trọng việc

44

giao bài tập và kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Khi giao bài tập cần có hình thức kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách sát xao. Bên cạnh đó giáo viên cần có hình thức phê bình, kỷ luật hợp lí.

Hiện nay, một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Vì thế, giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho học sinh ý chí phấn đấu vươn lên.

Ngoài ra, nhà trường , thầy cô và gia đình cần thường xuyên liên lạc, trao đổi để nắm rõ tình hình học tập, đồng thời có thể phối hợp quản lý thời gian của các em, tránh buông lỏng, khiến các em lơ là trong học tập. Ở mỗi trường có thể thành lập một sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, nhằm thông báo thường xuyên ý thức học tập, kết quả học tập của học sinh trên lớp.

Phân loại các đối tượng học sinh

Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong lớp càng tăng. Vì vậy, giáo viên phải xem xét phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng học sinh. Một số khả năng thường hay gặp ở học sinh là: sức khỏe kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có từng ấy phong cách nhận thức. Vì vậy, hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này.

Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể.

Kèm cặp học sinh yếu kém

Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho HS yếu kém. Trong các buổi phụ đạo nên kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức giảng dạy trên lớp để học sinh vững chắc hơn. Nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ

45

sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài và việc tự học ở nhà.

Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.

Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tạp ở trường và ở nhà.

2.3.2.2 Các biện pháp cụ thể

Biện pháp 1: Tăng cường gợi động cơ học tập cho học sinh

Trong dạy học hóa học, giáo viên có thể gợi động cơ học tập cho học sinh. Đối với học sinh yếu kém thì cách gợi động cơ học tập cần thật đơn giản và dễ hiểu. Từ đó, các em thấy được ý nghĩa của các hoạt động trọng nhận thức môn Hóa học và sẽ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học hóa học chương 2 và 4 lớp 10 chương trình cơ bản - trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)