Than cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam có hàm lượng lưu huỳnh thấp khoảng 0,46%. Trong Báo cáo Dự án đầu tư, Tư vấn đã lựa chọn công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) áp dụng cho Nhà máy. Một ưu điểm lớn của công nghệ dùng lò CFB là SO2 sinh ra được khử trực tiếp trong buồng đốt nhờ đốt kèm đá vôi, vì vậy không cần phải lắp đặt thiết bị khử SOX (FGD) đắt tiền ở bên ngoài lò hơi mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành về phát thải SO2.
Quá trình khử SO2 trong lò xảy ra như sau: CaCO3 = CaO + CO2
CaO + SO2 + 1/2O2 = CaSO4
Sản phẩm tạo ra là CaSO4 (thạch cao) được thải ra ngoài buồng cùng với tro xỉ. Hiệu quả khử lưu huỳnh cao nhất đạt được khi nhiệt độ trong buồng đốt được duy trì ở mức 850 – 9000C.
Để đạt được hiệu suất khử lưu huỳnh cao đáp ứng TCVN 7440:2005, NMNĐ Lục Nam sẽ tiêu thụ khoảng 1,063 tấn đá vôi/h với tỷ số phân tử Ca/S = 2,3.
Thông thường, đá vôi được đập nhỏ đến cỡ hạt không quá 1mm, vừa để đạt hiệu suất khử lưu huỳnh cao, vừa để phục vụ yêu cầu vận chuyển bằng khí nén. Đá vôi sẽ được phun vào trong buồng đốt hoàn toàn bằng dầu FO bởi hàm lượng lưu huỳnh trong dầu FO lựa chọn cho Nhà máy dao động từ 0,5 – 3,0 %.
Với than có chất lượng nêu trên, hàm lượng SO2 sinh ra trong sản phẩm cháy khi không đốt kèm đá vôi là 1774,5 mg/m3
.
Hiệu suất khử SO2 tương ứng với mức tiêu thụ đá vôi nêu trên: η = (1774,5 – 600)/1774,5 = 66%.
Trong Báo cáo đã chọn hiệu suất khử η = 77% (do nồng độ SO2 trong môi trường nền khá cao) khi đó lượng phát thải SO2 chỉ còn 427,58 mg/m3
< 600mg/m3 so với TCVN 7440 : 2005.