VII. Dự kiến kinh phí xây dựng và lắp đặt các công trình xử lý môi trường
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ KIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
IX.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU
Số liệu và dữ liệu về điều kiện khí tượng thuỷ văn, tài liệu về địa lý tự nhiên tình hình kinh tế - xã hội của khu vực tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam do các cơ quan chuyên môn của tỉnh cung cấp.
Báo cáo Khảo sát địa chất công trình phục vụ công tác lập Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Lục Nam 50MW do Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Năng lượng Việt Nam lập.
Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án NMNĐ Lục Nam - do Trạm Quan trắc Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang thực hiện.
IX.1.1 Tài liệu tham khảo
1. Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành, TCVN đã ban hành vào các năm 1995, 1998, 2000, 2001, 2005.
2. Xử lý nước thải, PGS. Hoàng Huệ - trường ĐH Kiến Trúc, Nhà xuất bản Xây Dựng 1996.
3. Bảo vệ nguồn nước và không khí do tác động của chất thải Nhà máy nhiệt điện – V.N.Pocrovsvi.
4. Air pollution and atmospheric diffsion; Ed, ME Berlyand 1975.
5. Power plant atmospheric emissions control Loyd. Lavely and Alan W.Ferguson.
6. Public Participation Procedures For EPA’s Emisson Estimation Guidace Material, AP – 42 Emisson Factor, EPA – 454/R – 94 – 022, July 1994.
7. Enveronmental Impact Assessment, Larry W.Canter, University of Oklahoma. Mc Graw – HILL Internation Edition; Inc. Civil Engineering Series, Second Edition, 1996.
8. Air pollution control Engineering. Second Edition 2000, Noel De Nevrs, University of Utah. Mc.GRaw – HILL Internation Edition; Inc. Civil Engineering Series, Second Edition, 1996.
IX.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tao lập
1. Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng công trình NMNĐ Lục Nam 50MW do Viện Năng lượng lập.
2. Báo cáo phương án cung cấp nhiên liệu lập tháng 12/2007.
IX.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Danh mục các phương pháp sử dụng:
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn và số liệu về kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án.
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các TCVN về Môi trường, TCVN 2005.
- Phương pháp phỏng đoán: Dựa trên cơ sở các tài liệu và kinh nghiệm của Thế giới và đặc trưng của các Dự án hoạt động, phương pháp phỏng đoán được xây dựng dựa trên cơ sở xem xét sơ bộ các tác động của Dự án đối với môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Sử dụng các hệ số phát thải, các số liệu thống kê của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), AP – 42 Emisson Factor EPA – 454/R – 94 – 022 July 1994, một số tài liệu của Việt Nam và tổ chức khác, để áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của Nhà máy. + Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống ô nhiễm.
- Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp mô hình hoá toán học được áp dụng để mô phỏng các quá trình phát tán ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Phương pháp này đã được áp dụng vào tính toán tải lượng các chất ô nhiễm, dự báo mức độ ô nhiễm không khí theo các kịch bản khác nhau (loại nhiên
liệu, hiệu suất thiết bị khử, chiều cao ống khói trong điều kiện ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu và địa hình).
- Tính toán phát thải, sử dụng mô hình Environment Manual for Power Development (EM) của Tổ chức GTZ, Đức xây dựng, là công cụ tính toán phát thải chuyên dụng cho Nhà máy Nhiệt điện.
- Tính toán sự phát tán khí thải, sử dụng các mô hình tính toán đã được kiểm nghiệm qua thời gian dài, mô hình Gauss và Perlian.
- Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: Dựa trên cơ sở số liệu tính toán về tài chính của Dự án được thực hiện trong Báo cáo Dự án đầu tư, phương pháp này đưa ra các phân tích và đánh giá các lợi ích của Dự án mang lại cho khu vực nói riêng và cho nền kinh tế - xã hội cả nước nói chung.
- Bằng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cơ quan nghiên cứu đã cố gắng thực hiện việc đánh giá, dự báo tác động chính xác để đưa ra các ý kiến tư vấn đúng cho Chủ đầu tư và Cơ quan Quản lý Môi trường Việt Nam.
Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng: Các phương pháp đã sử dụng được đánh giá là hoàn toàn tin cậy. Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng công việc phải thực hiện và từng chuyên ngành sẽ có chuyên gia của từng lĩnh vực thực hiện với từng phương pháp đánh giá thích hợp.
IX.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Dựa trên đánh giá về công nghệ, các nguồn cung cấp tài liệu, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia lập Báo cáo, có thể đánh giá Báo cáo đảm bảo độ tin cậy.
Các tác động được dự báo khá chi tiết, các tác động được đánh giá ở mức cao nhất có xét đến các yếu tố dự phòng trong tương lai để đưa ra các biện pháp giảm thiểu hiệu quả.
Dự án NMNĐ Lục Nam đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho khoảng 300 lao động và hàng trăm công nhân ngành than ở Mỏ với mức thu nhập ổn định.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của khu vực và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài đặc biệt đối với xã Vũ Xá, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Dự án tạo nguồn thu cho địa phương, nhà nước thông qua thuế. Các chỉ tiêu về mặt kinh tế của Dự án được thể hiện qua các khía cạnh sau đây:
- Tổng chi phí cho cả đời Dự án 25 năm: 65,781 triệu USD. - Tổng doanh thu cho cả đời Dự án: 335,84 triệu USD. - Thuế doanh thu: 24,46 triệu USD.
- Lợi nhuận thuần: 9,603 triệu USD. - Thời gian hoàn vốn: 15,1 năm.
Sự hoạt động của Dự án là động năng cho các ngành phục vụ đời sống dân sinh như y tế, giáo dục, văn hoá, đường xá giao thông,…phát triển theo và cũng là động năng cải thiện các điều kiện văn hoá tinh thần trong khu vực. Ý thức về sự văn minh xã hội trong mỗi người dân cũng được nâng cao. Các sản phẩm cháy của Nhà máy là
thạch cao và tro xỉ còn có thể là nguyên liệu tốt cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng trong khu vực.
Bên cạnh đó, tồn tại một số vấn đề khó đánh giá và dự báo chính xác được mức độ rủi ro như thiên tai, sự cố…
Mặt khác, giai đoạn này mới chỉ là giai đoạn báo cáo Dự án đầu tư xây dựng, do đó một số phương án công nghệ còn có thể được xem xét thay đổi ở giai đoạn sau, khối lượng thi công còn ở mức ước tính, chi tiết về thiết bị và tiến độ thực hiện Dự án chưa rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho công tác dự báo và lập Báo cáo.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN