Hệ thống chữa cháy:

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện lục nam 50mw xã vũ xá - huyện lục nam (Trang 74 - 77)

- Hệ thống cấp nước chữa cháy:

Hệ thống cấp nước chữa cháy của Nhà máy bao gồm: Nguồn nước chữa cháy, các bơm chữa cháy, hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy.

Các bơm cứu hoả được lắp đặt trong trạm bơm cứa hoả của nhá máy. Trạm bơm này gồm 4 bơm : 01 bơm điện, 01 bơm diesel và 2 bơm Jockey tăng áp để duy trì áp lực trong đường ống. Các bơm cứu hoả có lưu lượng tối thiểu 350m3/h.

- Hệ thống Sprinkler:

Hệ thống được thiết kế gồm một mạng hệ thống các đầu phun bao xung quanh các thiết bị để bảo vệ thiết bị bằng nước có áp lực được dẫn thẳng tới hệ thống từ các đường ống cấp nước thông qua một van xả. Van sẽ được kích hoạt khi sụt áp của khí nén. Trong trường hợp có cháy, hệ thống dò và báo cháy sẽ tự động khởi động van xả. Hệ thống Sprinkler sẽ vận hành tự động.

- Hệ thống phun sương:

Hệ thống phun sương có tác dụng làm mát các máy móc, thiết bị trong trường hợp quá nhiệt, phòng chống cháy nổ hoặc dập tắt các đám cháy trong phạm vi bảo vệ. Hệ thống được thiết kế tại các khu vực: Máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng tổ máy, gian máy phát diesel dự phòng khẩn cấp, thùng dầu bôi trơn tuabin…

Hệ thống phun sương sẽ khởi động vận hành tự động và/ hoặc bằng tay. - Hệ thống nước làm mát:

Hệ thống làm mát sẽ được trang bị cho các thùng dầu nhiên liệu để tránh chúng khỏi sự giãn nở trong trường hợp có lửa ở bên cạnh.

Hệ thống làm mát bằng nước gồm hệ thống ống cấp nước đặt cố định với hệ thống các đầu phun và các van đóng mở nhanh, được vận hành từ xa bằng tay bằng cách đóng mở các van.

- Hệ thống trụ nước chữa cháy:

Hệ thống trụ nước chữa cháy được thiết kế gồm một mạng lưới các đường ống chạy nổi và chạy ngầm để cấp nước áp lực tới các van chặn tại các trụ nước chữa cháy trong và ngoài nhà. Các trụ nước chữa cháy này được bố trí tại các vị trí thích hợp trong khắp Nhà máy. Các cuộn ống mềm dài và phù hợp với việc lắp đặt các phụ kiện như ống nhánh, lăng phun, đầu nối… sẽ được đặt trong các hộp kim loại đặt vòi chữa cháy đặt cạnh các trụ nước chữa cháy.

Các họng chữa cháy bên trong nhà được lối cạnh lối ra và vào,trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.

- Các hệ thống chữa cháy khác: Hệ thống chữa cháy bằng bọt.

Các trụ bọt cứa hoả được trang bị bên trong và bên ngoài bao quanh công trình nhằm hỗ trợ cho hệ thống chữa cháy nói chung và dập các sự cố cháy điện, hệ thống điều khiển mà không sử dụng nước để dập cháy được.

Các phương tiện cứa hoả di động như xe cứa hoả,…

Các thiết bị chữa cháy sách tay, bánh xa đẩy gồm các bình chữa cháy xách tay, các bình hoá chất khô sách tay và bánh xe đẩy, bình bọt sách tay có bánh xe đẩy…được trang bị tuỳ theo yêu cầu bảo vệ của khu vực.

Các thiết bị chữa cháy di động sách tay được trang bị cho tất cả các toà nhà, bên cạnh các cửa ra vào.

Các bình chữa cháy có bánh xe đẩy được lắp đặt cho các khu vực có diện tích bảo vệ lớn, mức yêu cầu về khối lượng chất chữa cháy, mật độ tập trung cao.

Hệ thống PCCC sẽ được cục PCCC Bộ Công an trực tiếp kiểm tra, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu và cấp phép sử dụng.

IV.2.3. Giảm thiểu rủi ro và sự cố môi trường

IV.2.3.1. S c khu bn du:

Kho dầu có diện tích 32m x 63 m và trạm bơm dầu FO nằm ở cuối Nhà máy. Xung quanh kho dầu được đào hào bê tông để phòng tránh hiện tượng tràn dầu ra môi trường xung quanh trong trường hợp cháy nổ, dò rỉ và vỡ bồn dầu.

Ngoài ra, hệ thống PCCC sẽ được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC của Việt Nam hiện hành.

Các cán bộ nhân viên làm việc khu vực này sẽ được đào tạo kỹ về PCCC và an toàn lao động.

Kho than Nhà máy có sức chứa khoảng 5400 tấn. Đặc biệt là kho than, dầu, có thể gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước mặt và nước ngầm có nguy cơ xảy ra cháy cao. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra từ kho than, khu vực này được thế kế là loại kho kín, có mái che nhưng thông thoáng. Kho than và đá vôi được phun ẩm hàng ngày để hạn chế xảy ra sự cố. Sàn kho than và đá vôi là sàn bê tông hoặc được lót lớp đất sét đảm bảo không để thấm nước kho than xuống nguồn nước ngầm.

IV.2.3.3. Tai nn giao thông và cng than:

Thiết lập nội quy đối với các phương tiện chuyên chở nguyên nhiên vật liệu vào Nhà máy như tốc độ xe, nâng cao ý thức người lái xe…

Phối kết hợp với chính quyền địa phương phân luồng ưu tiên cho các loại xe thô sơ và người đi bộ, vạch vách giới trang bị đèn báo an toàn. Ngoài ra, phối hợp với cơ quan quản lý để phân luồng và chỉ dẫn sà lan ra vào cảng.

Khu vực kho than sẽ được kè bờ và gia cố để tránh sạt lở. Trồng vành đai cây xanh để chắn bụi.

Có biển báo và bảng chỉ dẫn luồng tàu ra vào, biển quy định sà lan không được thải trực tiếp nước thải và rác thải xuống sông.

IV.3. CẢNH QUAN CÂY XANH

Việc bố trí cây xanh trong Nhà máy được xem xét trong quá trình thiết kế tổng mặt bằng, sao cho trong quá trình phát triển cây xanh không phá vỡ không gian, làm ảnh hưởng tới kết cấu Nhà máy. Đồng thời diện tích cây xanh phải đảm bảo lớn hơn 15% tổng diện tích Nhà máy, cải thiện điều kiện khí hậu, trang trí, tổ hợp kiến trúc, định hướng quy hoạch, đảm bảo an toàn phòng hoả, hạn chế lan truyền tiếng ồn, là lớp lọc bụi bảo vệ môi trường - tạo môi trường sinh thái cho Nhà máy và tạo thêm vẻ đẹp hài hoà cho Nhà máy cần bố trí một hệ thống cây xanh, thảm cỏ và đài phun nước.

Cây xanh được bố trí theo những vị trí sau:

- Cây phong cảnh, thảm cỏ, đài phun nước tạo thành vườn hoa phía trước khu vực trạm phân phối điện ngoài trời gần cổng chính của Nhà máy.

- Cây thấp, tán rộng trồng dọc hàng rào và ven đường đi. - Cỏ được trồng trên thảm đất trống.

- Cây bụi thấp được trồng chạy dọc theo các vỉa hè của đường giao thông nội bộ Nhà máy, hoặc các bồn cây tạo dáng kiến trúc.

- Cây trang trí tại nơi đất trống.

- Cây lấy bóng mát theo dọc vỉa hè hoặc nơi có bãi đất rộng.

- Giống cây được trồng là những cây trong danh mục được phép trồng trên các đường phố.

IV.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TẾ - XÃ HỘI

Đối với các tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội, các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu tác động sau sẽ được thực hiện:

Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng:

- Chúng tôi đã lập các phương án để lựa chọn ra địa điểm Dự án tối ưu với mục tiêu thuận lợi về cung cấp nhiên liệu, tối ưu cho sản xuất, nâng cao điều kiện kinh tế cho địa phương và thiệt hại tối thiểu cho người dân trong vùng.

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể về khu và cụm công nghiệp của địa phương và có thể thuê lại đất cho Dự án một cách dễ dàng theo giá địa phương quy định.

- Ngăn ngừa các mâu thuẫn có thể xảy ra trong việc sử dụng đất như: Trong quá trình nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, Chủ đầu tư sẽ lưu ý và lựa chọn phương án chiếm ít diện tích đất nhất nhằm hạn chế mâu thuẫn trong kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

- Kiểm soát và quản lý tốt các hoạt động của mình để tránh tiêu tán chất thải vào khu dân cư gần khu vực Dự án và hạn chế tối đa việc công nhân xây dựng và các thiết bị công trình xâm phạm các diện tích xung quanh không thuộc khu vực đất của Dự án.

- Có thể hỗ trợ và phối kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách đền bù cho các hộ dân cũng như các công trình trong diện bị giải toả. Mức độ đền bù sẽ được chính quyền địa phương tính toán một cách hợp lý để các hộ dân phải di chuyển có thể ổn định nhanh cuộc sống của họ tại nơi ở mới.

Phương án đền bù tái định cư cụ thể sẽ được chính quyền địa phương xây dựng sau khi Ban Đền bù tái định cư (gồm các thành viên của chính quyền địa phương các cấp và các sở ban ngành) được thành lập ở giai đoạn thi công. Ở giai đoạn này, chúng tôi chỉ đưa ra một số chủ trương sau:

- Bố trí tái định cư cho các hộ phải di dời bởi Dự án (Sơ đồ phụ lục 3).

- Hỗ trợ việc địa phương định hướng phát triển nghề và tổ chức các lớp đào tạo nghề, cơ cấu lại công việc cho người dân bị ảnh hưởng do mất đất canh tác.

- Ưu tiên tiếp nhận con em, bản thân người lao động thuộc các hộ bị ảnh hưởng do mất đất canh tác vào làm việc trong Nhà máy điện nếu đáp ứng tiêu chuẩn ngành nghề yêu cầu và làm việc trong các cơ sở lân cận (tại các mỏ than).

- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề đối với những người trong độ tuổi lao động có nguyện vọng chuyển đổi nghề khác hoặc thuộc diện đào tạo chuyển đổi nghề theo định hướng phát triển của địa phương.

- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho các hộ dân bị di dời gồm: Hệ thống điện chiếu sáng, cung cấp nước sạch, thoát nước, trường học, trạm y tế và một số công trình phúc lợi xã hội khác.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện lục nam 50mw xã vũ xá - huyện lục nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)