Định lƣợng Lipit trong hạt tophi Gút theo phƣơng pháp Soxhlet

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần hóa học và vi thể của hạt TOPHI GÚT trong mối liên quan với các chỉ số hóa sinh của bệnh nhân gút là người Việt Nam (Trang 26 - 28)

Trong tế bào, lipit ở dạng tự do và liên kết. Lipit tự do tập trung chủ yếu ở các cơ quan dự trữ nhƣ hạt, quả (thực vật) và mô mỡ ( động vật). Chính vì vậy để xác định hàm lƣợng lipit, ta chiết rút lipit ra khỏi nguyên liệu bằng dung môi hữu cơ. Ở đây ta dùng petrol ether để trích lipit ra khỏi một lƣợng mẫu biết trƣớc (mẫu đã đƣợc sấy khô) trên máy Soxhlet.

* Tiến hành:

Chuẩn bị túi bằng giấy lọc để đựng nguyên liệu. Túi giấy lọc đƣợc cắt hình chữ nhật, chiều dài gấp 2,5 lần chiều rộng, gấp thành túi trụ (kiểu gói thuốc) có đƣờng kính bé hơn trụ chiết. Túi đƣợc sấy khô đến trọng lƣợng không đổi và đƣợc cân phân tích.

Nguyên liệu đƣợc nghiền nhỏ, sấy khô đến trọng lƣợng không đổi . Cân chính xác 2 – 5 g rồi cho mẫu vào túi giấy. Gấp kín mép túi, đặt túi có mẫu phân tích vào trụ chiết.

Tiến hành phản ứng:

Bƣớc 1.Trƣớc khi chiết, bình cầu phải đƣợc sấy khô đến trọng lƣợng không đổi Bƣớc 2. Đặt bình cầu trên nồi cách thủy và cho ete vào ½ thể tích bình.

Bƣớc 3. Cho túi nguyên liệu vào trụ chiết. Bƣớc 4. Lắp trụ chiết vào bình cầu.

Bƣớc 5. Cho dung môi vào bình chiết đến ngập túi nguyên liệu, mức dung môi đến phần trên ống xi phông trụ chiết.

Bƣớc 6. Lắp ống làm lạnh, ngâm nguyên liệu trong dung môi vài giờ Bƣớc 7. Đặt máy Soxhlet vào nồi cách thủy (đối với ete không quá 50o

C) sao cho số lần dung môi rút từ trụ chiết xuống bình cầu khoảng 10 – 15 lần trong 1 giờ (4 – 6 phút/ lần).

Bƣớc 8. Thử lipit đã chiết rút hết hay chƣa bằng cách lấy vài giọt ete từ dầu cuối trụ chiết cho lên đĩa kính đồng hồ sạch. Cho bay hơi hết ete. Nếu không có lipit trên đĩa kính, xem nhƣ lipit đã đƣợc chiết hoàn toàn.

Bƣớc 9. Khi chiết xong, lấy bình cầu ra lắp ống làm lạnh vào và cất lấy ete. Bƣớc 10. Lấy túi mẫu nguyên liệu ra khỏi bình chiết, cho bay hơi hết dung môi, sấy khô cho đến khi trọng lƣợng không đổi.

* Tính kết quả:

Hàm lƣợng lipit có trong 100g mẫu nguyên liệu nhƣ sau: X =

m m m1 2).100 (

Trong đó :

m1 : khối lƣợng bao giấy và mẫu ban đầu (g)

m2 : khối lƣợng bao giấy và mẫu khi trích lipit và sấy khô (g) m : khối lƣợng mẫu ban đầu[12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thành phần hóa học và vi thể của hạt TOPHI GÚT trong mối liên quan với các chỉ số hóa sinh của bệnh nhân gút là người Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)