Vai trò của probiotic trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Phân lập các chủng Bacillus spp có hoạt tính probiotic từ ao nuôi cá tra (Trang 30 - 31)

Khi đưa probiotic vào môi trường nước ao, các vi sinh vật sẻ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi sẽ có các tác dụng sau đây trong các ao hồ nuôi thủy sản:

Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy.

Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước.

Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do probiotic hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, do đó sẽ giảm chi phí thay nước.

Nâng cao khả n ăng miễn dịch của tôm cá (do kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu ở tôm, cá).

Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại). Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài ra, một số probiotic còn được sử dụng bằng cách trộn vào thức ăn để nâng cao khả năng hấp thu bởi tôm cá, làm giảm hệ số thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm cá.

Do đó, sử dụng probiotic sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:

 Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn).

 Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.

 Giảm chi phí thay nước.

 Giảm chi phí sử dụng thuốc, kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh [9], [11], [13]

1.2.5 Tình hình nghiên cứu probiotic ứng dụng trong thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân lập các chủng Bacillus spp có hoạt tính probiotic từ ao nuôi cá tra (Trang 30 - 31)