Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân

Một phần của tài liệu xuất khẩu lạc nhân của công ty vilexim – cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto (Trang 64 - 70)

III. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của công ty

2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân

2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạcnhân nhân

Để trợ giúp và phát triển ngành nông nghiệp cũng như xuất khẩu nông sản nhà nước cũng cần có các giải pháp cụ thể rõ ràng nhằm nâng cao xuất khẩu cho các doanh nghiệp cụ thể:

- Nhà nước cần tiếp tục thống nhất và hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản nói chung cũng như mặt hàng lạc nói riêng.

- Do trình độ phát triển kinh tế của nước ta thấp, khả năng tài chính hạn hẹp nên đa số chính sách hỗ trợ trong nước của Chính phủ cho nông nghiệp nằm trong nhóm chính sách “Hộp xanh” và “Chương trình phát triển” không phải cam kết cắt giảm do vậy nên khi gia nhập WTO thì Việt Nam có thể hỗ trợ, khuyến khích và có ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản và đầu tư các công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể chế biến sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm được chính xác nhất, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động xuất khẩu.

- Nhà nước cần quan tâm phát triển ngành lạc. Có thể liên doanh, liên kết để có thể thu hút được vốn đầu tư công nghệ để tiến tới hiện đại hóa ngành lạc, mặt khác thông qua liên doanh liên kết ngành lạc Việt Nam có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến chất lượng quốc tế, từ đó có thể đẩy giá lạc nhân xuất khẩu của Việt Nam tăng cao.

- Nhà nước nên thiết lập trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để có thể trợ giúp các nhà sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho khoa và công nghệ sản xuất cho ngành trồng lạc. Tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao để có được đội ngũ nắm bắt vững được công nghệ sản xuất mới, kinh doanh giỏi.

nhập khẩu cập nhật được các thông tin về thị trường và giá cả hàng lạc nhân.

- Khuyến khích việc hình thành các hiệp hội nghề. Hiệp hội là các tổ chức có lợi cho người sản xuất trong việc nắm thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Có thể khẳng định rằng công tác xuất khẩu lạc nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước. Ðể hoạt động xuất khẩu lạc nhân phát triển thì chỉ riêng giải pháp từ phía Công ty hoặc từ phía Nhà nước là chưa đủ mà cần có sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa giải pháp của Công ty và các chính sách của Nhà nước. Như vậy ngành lạc nhân xuất khẩu của Công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung mới có thể mạnh và bền vững trong tương lai.

KẾT LUẬN

“ Việt Nam gia nhập WTO” đó là cụm từ được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước trong thời gian gần đây. Quả vậy khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì không những các doanh nghiệp được hưởng những lợi ích tứ nó mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam. Khi đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, thuế quan các mặt hàng đều được cắt giảm xuống rất thấp thậm chí bằng không. Do vậy đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào một thị trường rộng lớn đó là thị trường toàn cầu, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để tìm được chỗ đứng. Nếu doanh nghiệp nào không chựu được sức ép của toàn cầu hóa chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải. VILEXIM cũng không

nằm ngoài các quy luật thị trường khắc nghiệt đó, để có được sự phát triển và trường tồn thì ban giám đốc, các cổ đông, cán bộ công nhân viên của công ty đagn cố gắng hết mình để chèo lái con thuyên VILEXIM tiến vững chắc trên con đường hội nhập.

Qua đề tài này chúng ta cũng đã thấy rõ và nhận định được tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM, những thách thức, cơ hội cho các doanh nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung khi tiến hành một quy trình xuất khẩu của mình. Tuy nhiên thị trường quốc tế là thị trường vô cùng rộng lớn nên các doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị về mọi mặt thật chu đáo để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống kinh doanh đầy sóng gió trên thị trường quốc tế. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thực tế kinh doanh nên các phân tích và nhận định của em còn chưa được sắc nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VILEXIM trong các năm 2001 – 2005.

2. Lưu Thanh Đức Hải Giảng viên, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại Học Cần Thơ, Giáo trình điện tử Marketing xuất nhập khẩu (2000).

3. Mỹ Trà, “ Nhà doanh nghiệp khuyếch trương thương hiệu cho hàng nông

sản Việt Nam”, Báo Nông Nghiệp Việt Nam ( 2005 ).

4. Nguyễn Cao Văn , Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại Học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Giáo Dục ( 1999 ).

5. Nguyễn Thị Hường , Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội ( 2003), Tập II.

Tập I.

7. Trần Minh Đạo – Vũ Trí Dũng, Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Thống kê ( 2002 ).

8. Võ Tòng Xuân, “ Làm sao để nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế

giới một cách thành công?” Pháp luật – Bộ tư pháp ( 31/3/2004 ).

9. Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đại học ngoại thương, NXB Giáo dục ( 2002 ).

10.Website: www.trungnguyen.com.vn“ Thương hiệu trước hết là văn hóa ”

(31/3/2004).

11. “Kết qủa vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên”, Vụ

chính sách thương mại đa biên – Bộ Thương Mại, NXB Thống kê. 2000.

12. Nguyễn Ngọc Lan, “ Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập: cơ

hội và thách thưc”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 8/2004.

13. “ 10 lợi ích của hệ thống thương mại WTO”, nguồn: Tổ chức thương mại

thế giới ( www.wto.org ).

14. Mai Hương, “ Nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng kém cạnh tranh”,

Vnexpress, 15/8/2004.

15. Thanh Thúy, “ Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản”,

Vnexpress, 10/05/2003.

16.Hoàng Tuân, “ Hỗ trợ xuất khẩu không phân biệt thị trường”, Vnexpress,

14/04/2003.

17. Phương Thanh, “ Hầu hết có thuế suất bằng không”, Vnexpress, 16/02/2004. 18. “ Thương mại hàng hóa trong WTO” nguồn: www.mot.gov.vn, thứ 4 ngày

22/12/2004.

19.Phạm Thị Tước - Vụ KHQH - Bộ NNPTNN “Hiệp định nông nghiệp và đàm

phán nông nghiệp trong WTO của Việt Nam”, theo www.nciec.gov.vn,, 31/3/2005.

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Ngày ……tháng……năm 200… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên, đóng dấu ) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Ngày ……tháng……năm 200…

Một phần của tài liệu xuất khẩu lạc nhân của công ty vilexim – cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w