Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lạc nhân tại công ty

Một phần của tài liệu xuất khẩu lạc nhân của công ty vilexim – cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto (Trang 43 - 46)

1. Năng lực xuất khẩu

Với bề dày gần 40 năm hoạt động VILEXIM đã trở thành một công ty xuất nhập khẩu có uy tín của Việt Nam với tiềm lực tài chính hùng mạnh đủ sức để có thể

thực hiện các hợp đồng lớn đối với đối tác nước ngoài. Điều này có thể minh chứng bằng số vốn liên tục tăng của công ty từ ngày mới thành lập công ty chỉ có số vốn ít ỏi là 2 tỷ đồng vốn cố định và 3 tỷ đồng vốn lưu động đến hết năm 2005 số vốn của công ty đã tăng lên khoảng 18 tỷ đồng vốn cố định và 14 tỷ đồng vốn lưu động

Bảng số 4: Nguồn vốn kinh doanh của VILEXIM từ 1987-2005

Năm Vốn cố định( tỷ đồng) Vốn lưu động(tỷ đồng) 1987 2 3 1990 4,5 4,3 1995 9,8 8 1997 12 10,5 2000 14,6 11,9 2002 16,7 13,4 2005 18 14

Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của VILEXIM

Qua bảng số liệu ta thấy sự vươn lên rất nhanh chóng của công ty, chứng tỏ công ty ngày càng làm ăn có lãi và bổ sung ngày càng nhiều vốn cố định cũng như vốn lưu động cho từng năm. Ngoài vốn kinh doanh được bổ sung hàng năm công ty hiện đang tích cực tăng nguồn vốn của mình bằng hình thức bán cổ phần cho các cổ đông hoặc tìm các công ty có uy tín khác để tiến hành liên kết góp vốn kinh doanh. Nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu và tối quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi một công ty. Hiện tại, Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 92 người, số cán bộ này được phân bổ hợp lý về các phòng ban trong công ty phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Công ty có hơn 95% số cán bộ công nhân viên là những người có trình độ đại học và trên đại học, giỏi về ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Pháp, Nga….) tinh thông về nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu về luật pháp và nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh và thật tốt mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Cán bộ công nhân

viên thường xuyên được cử đi học các lớp đào tạo và các khoá học bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc.

Công ty có mạng lưới đại lý thu mua lạc rộng khắp, có cơ sở vật chất tốt đảm bảo quá trình thu mua, vận chuyển, đóng gói, bốc dỡ, lưu kho.. thuận tiện, nhanh chóng và có khả năng cung ứng nguồn hàng kịp thời, đầy đủ khi có đơn đặt hàng của đối tác. Cụ thể: Hiện tại công ty đã xây dựng được toà nhà 4 tầng ở 170 Ðường Giải Phóng-Hà Nội. Công ty có chi nhánh tại 139 Lò Ðúc-Hà Nội, chi nhánh tại 36/22 Ðường D2 Phường 25 Q. Bình Thạnh-Tp HCM, chi nhánh tại Hải Phòng, chi nhánh tại thị xã Hà Ðông-Hà Tây, trung tâm xuất khẩu lao động-139 Lò Ðúc, văn phòng đại diện và liên doanh sắt thép tại Lào. Ngoài ra công ty còn có 2 kho chứa hàng tại Ðông Anh, 3 kho tại Gia Lâm, và 2 kho tại Thanh Trì-Hà Nội. Các kho này có tổng diện tích 2.500m2, đảm bảo tốt cho việc bảo quản và cất giữ hàng hoá. Công ty có 6 ôtô con, 2 xe tải các phòng ban được trang bị đầy đủ trang thiết bị như: Ðiện thoại, máy vi tính, điều hoà,máy fax và các trang vật dụng thông thường khác phục vụ cho công việc.

Vì xuất khẩu nông sản là thế mạnh của công ty nên công ty luôn có chiến lược ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu trong đó có mặt hàng lạc nhân là mặt hàng chiến lược, đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận.

2. Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước

Trong hai năm 2001-2002 giá lạc trên thế giới tương đối ổn đinh nhưng đến năm 2003, 2004 giá lạc lại tăng lên do nhu cầu tăng nhưng sản lượng lại giảm do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi đặc biệt là hai quốc gia sản xuất lạc nhiều trên thế là Mỹ và Achentina. Trong năm 2005 giá lạc trên thế giới lên tới 650-750 USD/tấn, theo dự báo của các chuyên gia năm 2006 giá lạc có thể lên tới 850 USD/tấn. Đây có thể là tin vui đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam và cả công ty VILEXIM vì có cơ hội xuất khẩu được giá cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty và cho đất nước.

Sản lượng lạc sản xuất trong nước trong 2001-2002 tương đối ổn định, đến năm 2003 sản lượng có suy giảm do thiên tai nhưng nhìn chung các năm tiếp theo sản lượng lại tăng đều và vững chắc ( minh chứng cụ thể ở bảng số 1 ).

Với điều kiện thuận lợi thì Công ty có thể thu mua lạc được nhiều hơn ở thị trường trong nước và được giá khi xuất khẩu ra nước ngoài.

3. Đối thủ cạnh tranh trong nước

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Công ty xuất khẩu sản phẩm lạc nhân là đối thủ cạnh tranh của VILEXIM đó là các công ty của Thái Lan, Trung Quốc… nhưng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VILEXIM từ khẩu thu gom hàng xuất khẩu cho đến giành dật các đơn đặt hàng trực tiếp thì phải kể đến các công ty trong nước như: - Công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I

- Công ty xuất nhập khẩu Itimex - Công ty lương thực Miền Bắc

- Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội Hapro

- Công ty TNHH Hà Châu -Diễn Châu Nghệ An

Đặc biệt Công ty TNHH Hà Châu, chiếm tới 30% giá trị xuất khẩu lạc của Việt Nam. Ðể có thể vượt qua được các Công ty này là điều rất khó. Vì vậy VILEXIM cần phải có chiến lược cụ thể, rõ ràng, lâu dài, đúng đắn để đứng vững và phát triển thị trường xuất khẩu lạc nhân của mình.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lạc nhân của công ty vilexim – cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w