tới
Công ty vừa có quyết định thành lập phòng nghiên cứu thị trường để đáp ứng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong thời gian tới. Cụ thể là đến năm 2007 công ty sẽ mở rộng thị trường sang EU, Bắc Mỹ.
Đa dạng hàng hóa xuất khẩu mà cụ thể ở đây là cần nghiên cứu và tạo ra được nhiều sản phẩm chế biến từ sản phẩm lạc để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Nhằm thu được lợi nhuận cao hơn là từ việc xuất khẩu các sản phẩm lạc sơ chế. Đây là chiến lược lâu dài của công ty mà phải thực hiện từng bước theo yêu cầu của thị trường.
Cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lạc xuất khẩu. Đây là công việc cần làm ngay tức là đến đầu năm 2007 công ty sẽ tiến hành hợp tác và nhập công nghệ chế biến lạc nhân hiện đại, tiên tiến của Cộng hòa liên bang Đức.
Cần xây dựng các kho bảo quản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhằm bảo quản hàng trong kho để trách giảm chất lượng trước khi xuất khẩu để tránh giảm uy tín cho công ty và giảm lợi nhuận. Công ty cũng đang từng bước đầu tư các kho chứa hàng gần các cảng biển, các kho hàng này phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tránh giảm chất lượng sản phẩm làm mất uy tín của công ty. Đây là ưu tiên số 1 của công ty vì uy tín là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh.
Hiện nay công ty chưa có một thương hiệu cho sản phẩm lạc xuất khẩu. Do vậy phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lạc xuất khẩu và tham gia các tiêu chuẩn kỹ thuật như ISO. Đây là công việc phải làm ngay trong thời gian tới để các đối tác mới có thể biết đến các sản phẩm lạc xuất khẩu của công ty và là yếu tố quan trọng để thâm nhập thành công vào các thị trường mới.
Cải tổ lại bộ máy, sắp xếp lại các phòng ban để công tác xuất khẩu được đồng bộ, nhanh chóng và hiệu quả. Đây là công việc hết sức quan trọng để làm cho công ty ngày càng bền vững và phát triển vì nhân sự và cơ cấu là yếu tố sống còn đến sự thành bại của một công ty vì vây đây là công việc cũng cần phải thực hiện ngay lập tức.
Có chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân và cam kết mua lại sản phẩm lạc cho họ để họ yên tâm trồng trọt và không chuyển sang trồng giống cây trồng khác để nhằm đảm bảo luôn có nguồn hàng ổn định, lâu dài. Đây là chiến lược lâu dài của công ty mà không thể thực hiện ngay một sớm một chiều cần phải nghiên cứu cụ thể, rõ ràng để có thể thu mua được nguồn hàng lớn để thực hiện các hợp đồng lớn nhưng cần phải tìm những địa điểm có tiềm năng thực sự về sản xuất và gieo trồng lạc.
VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO
1. Cơ hội cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO. nhập WTO.
Căn cứ vào năm nguyên tắc cơ bản của WTO ở trên thì khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có một số cơ hội thuận lợi sau:
Khi gia nhập WTO thì Việt Nam được hưởng chế độ MFN ( tối huệ quốc ) vô điều kiện do vậy các doanh nghiệp nói chung và Công ty VILEXIM nói riêng được hưởng quyền cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không phân biệt đối xử nên Công ty VILEXIM có thể dễ dàng mở rộng thi trường xuất khẩu lạc nhân của mình. VILEXIM cũng không còn vướng nhiều rào cản về thuế quan, hạn ngạch, và bảo hộ nông nghiệp như hiện nay do đó công ty dễ dàng thâm nhập vào các thị trường mới trong gia đình WTO. Mặt khác theo luật về nông nghiệp của WTO ( đã được trinh bày ở chương I ) các quốc gia phát triển phải hạn chế chính sách bảo hộ giá nông sản của họ nên lượng cung nông sản ở các nước này sẽ giảm xuống và do đó sẽ tạo điều kiện để nông sản các nước đang phát triển tràn vào. Đây là cơ hội rất tốt cho các công ty xuất khẩu nông sản như VILEXIM kinh doanh thành công trên thị trường các nước phát triển.
Công ty VILEXIM sẽ có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến thông qua các dự án đầu tư từ nhằm nâng cao sản phẩm chế biến lạc nhân xuất khẩu. Đặc biệt là các nhà đầu tư từ Trung Quốc với thế mạnh về chế biến nông sản họ sẽ tăng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam nhờ có lao động rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào lại gần thị trường nội địa.
Khi gia nhâp WTO thì nông nghiệp Việt Nam, cũng như doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như VILEXIM sẽ ít bị tổn thương bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hoặc lý do về chính trị. Bởi lẽ trong hệ thống thương mại quốc tế của WTO, tất cả các nước ( dù là phát triển hay đang phát triển ) đều phải tuân theo
nguyên tắc chung là sự đồng thuận giữa các thành viên. Do đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, nhiều doanh nghiệp của các nước đang phát triển đã thừa nhận các biện pháp của các nước phát triển. Như vậy nếu không có WTO thì các doanh nghiệp thuộc các nước kém phát triển và các nước kém phát triển đã không đủ khả năng để chống lại các nước có nền kinh tế mạnh hơn.
Khi Việt Nam gia nhập WTO thì VILEXIM sẽ có cơ hội tham gia vào sân chơi mới với các luật chơi chung toàn cầu. Điều đó một mặt gây áp lực to lớn khiến công ty phải điều chỉnh, thích nghi cho phù hợp, mặt khác chính là động lực để tự nhìn nhận lại mình, hiểu được thực chất điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đổi mới, tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tiến tới trở thành công ty lớn mạnh về xuất nhập khẩu.
2. Thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO. gia nhập WTO.
Cùng với cơ hội và đồng hành với cơ hội, VILEXIM cũng phải đối đầu với các thách thức lớn. Ðó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên sản phẩm lạc của công ty phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm lạc nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Ðiều đó không chỉ đòi hỏi bản thân sản phẩm lạc phải có chất lượng cao, giá thành hạ (điều này chủ yếu do công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý của doanh nghiệp quyết định), do vậy công ty còn phải có khả năng tổ chức thị trường, làm tốt các dịch vụ, xây dựng thương hiệu.
Tại Việt Nam việc sản xuất và chế biến nông sản còn lạc hậu, kém phát triển do vậy năng suất và chất lượng chưa cao nên sức cạnh tranh kém trên thị trường nên công ty cũng rất khó khăn khi xuất khẩu lạc nhân ra thị trường nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO.
lạc hậu nên cây nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng còn cho năng suất thấp. Và chi phí dịch vụ thương mại ( chi phí bôc dỡ, điện nước…) thuộc loại cao trên thế giới nên đã làm tăng giá thành nông sản nước ta. Điền này ảnh hưởng rất lớn đến các công ty xuất khẩu lạc nhân nói chung và công ty VILEXIM nói riêng.
Hệ thống pháp luật và chính sách về xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa hoàn chỉnh còn đang trong quá trình phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp đây cũng là điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và công ty VILEXIM nói riêng.