Cắt ngang đốt bụng; B Tuần hoàn của Chuồn chuồn; C Cấu tạo tim của Cà niễng;

Một phần của tài liệu bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống (Trang 59 - 61)

II. HỆ TUẦN HOÀN CỦA ĐV KHÔNG XƯƠNG SỐNG:

A. Cắt ngang đốt bụng; B Tuần hoàn của Chuồn chuồn; C Cấu tạo tim của Cà niễng;

của Cà niễng;

1. Tim; 2. Màng lưng; 3. Thành ruột; 4. Màng bụng; 5. Chuỗi thần kinhbụng; 6. Thể mỡ; 7. Tế bào bao tim; 8. Cơ nằm dưới tim; 9. Động mạch bụng; 6. Thể mỡ; 7. Tế bào bao tim; 8. Cơ nằm dưới tim; 9. Động mạch

chủ; 10. Lỗ tim; 11. Cơ hình cánh

Thành phần huyết tương thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển như lột xác, hoá nhộng, hoá trưởng thành...bao gồm muối vô cơ, chứa nhiều chất dinh dưỡng các chất thải, men và sắc tố, trong đó hàm lượng nước giao động khoảng 75 – 90%. Các huyết thể (tế bào máu) gồm các tế bào amip bơi lội tự do trong huyết tương, có khả năng thực bào, các tế bào tham gia vào chức năng bài tiết (tế bào quanh tim, tế bào vàng…).

Máu không có sắc tố hoạt tải ô xy hay cố định khí cacbonic. Chironomus máu có chứa sắc tố hemoglobin, khi nồng độ ô xy trong nước giảm, lượng sắc tố cũng giảm.

+ Ở đv Thân mềm, tuh thay đổi tùy nhóm:

- Đv CB có tuh hở, cấu tạo các bộ phận phức tạp hơn GĐ. Máu không có màu, nhịp tim thay đổi tuỳ loài (20 - 40 lần/ phút ở nhiệt độ 200C). Ở ốc sên cấu tạo tuh như sau. Tim có 2 ngăn là 1 tâm nhĩ nằm phía trước, liên hệ với hệ tĩnh mạch và 1 tâm thất nằm phía sau liên hệ với hệ động mạch. Từ tâm thất đi ra có một động mạch lớn, sau đó chia làm 2 nhánh là động mạch đầu chạy lên phía trên, động mạch nội tạng chạy vào các vòng xoắn. Động mạch đầu phân nhiều nhánh nhỏ đi vào các nội quan như tiêu hóa, sinh dục... còn nhánh chính chạy thẳng lên trên, chui qua vòng thần kinh hầu rồi chạy ngược về phía sau đi vào chân ốc sên.

Hệ tĩnh mạch không nối với động mạch qua mao mạch mà qua khe xoang. Máu từ khe xoang tập trung thành 3 đường tĩnh mạch: tĩnh mạch chính, tĩnh mạch trụ và cung tĩnh mạch mép áo. Từ đó máu theo vào phổi, trong xoang phổi, máu trao đổi khí rồi tập trung vào tĩnh mạch phổi lớn, nằm giữa xoang phổi, mang máu chảy thẳng vào tâm nhĩ.

- Đv Chân rìu có tuh hở, phần lớn có trực tràng xuyên qua tâm thất. Một số loài trong nhóm Mang nguyên thủy và Mang sợi có tim nằm trên trực tràng

Meleagrina... Vị trí của tim so với trực tràng thay đổi ở các loài rất gần gũi nhau về quan hệ phát sinh chủng loại. Ví dụ như ở loài Nacula nacleus

Nacula delphinodonta nằm dưới tim còn trực tràng của Nacula proxima lại xuyên qua tim. Ở một số loài thuộc Mang nguyên thủy và Mang sợi, tuh vốn chỉ có một chủ động mạch từ tâm thất về phía trước. Riêng ở Mang chính thức còn có thêm chủ động mạch sau. Phần lớn máu của Chân rìu không có màu, ở sò huyết có máu màu đỏ. Vòng tuần hoàn điển hình của Chân rìu là tim - hệ khe xoang - đơn thận - mang - tim. Tuy nhiên có thể thay đổi tuỳ nhóm loài (hình 7.9).

Hình 7.9 Nội quan và tuh của Chân rìu (từ Thái Trần Bái)

1. Miệng; 2. Cơ khép vỏ; 3. Hạch não bên; 4. Dạ dày; 5. Gan; 6. Động mạch chủ trước; 7. Lỗ thận; 8. Thận mở xoang bao tim; 9. Tim; 10. Xoang bao tim;

11. Động mạch chủ; 12. ruột sau; 13. Cơ khép vỏ sau; 14. Lỗ hậu môn; 15. Hạch nội tạng; 16. Mang; 17. Lỗ sinh dục; 18. Ruột trước; 19. Tuyến sinh

dục; 20. Hạch chân

- Tim của đv Chân đầu có 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ (ở nhóm Hai mang) hay 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ (ở nhóm Bốn mang). Trước và sau tâm thất xuất phát động mạch chủ trước và động mạch chủ sau. Động mạch chủ trước chạy dọc thực quản rồi phân nhánh tới đầu và tua đầu, động mạch chủ sau đưa máu tới ruột và cơ quan sinh dục. Động mạch chia thành mạng mao quản. Máu từ động mạch vào hệ mao quản hay khe hổng vào tĩnh mạch. Máu qua tĩnh mạch đầu vào tĩnh mạch lớn rồi phân thành 2 hay 4 nhánh (tùy nhóm) đến mang. Như vậy tuh của Chân đầu là gần kín và là một đặc điểm sai khác quan trọng so với các đv Thân mềm khác (hình 7.10).

Hình 7.10 tuh của mực nang Sepia (theo Buradaile)

1. Tĩnh mạch mang ngoài; 2. Động mạch trước; 3. Lỗ thận; 4. Thận; 5.Hậu môn; 6. Tĩnh mạch trong; 7. Động mạch mang; 8. Tim bên; 9. mạch Hậu môn; 6. Tĩnh mạch trong; 7. Động mạch mang; 8. Tim bên; 9. mạch

bụng; 10. Tâm thất; 11. Động mạch sau; 12.Tâm nhĩ; 13. Mạch áo

- Khái niệm tuh kín (máu chảy trong mạch) và tuh hở (máu chảy tràn ra ngoài mạch) được minh họa trong sơ đồ của hình 7.11.

Hình 7.12 Sơ đồ so sánh tuh hở (bên trái) và tuh kín (bên phải) (theo Sylvia S. Mader)

Một phần của tài liệu bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w