Cơ quan thăng bằng và thính giác

Một phần của tài liệu bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống (Trang 37 - 39)

II. Các cơ quan cảm giác

c.Cơ quan thăng bằng và thính giác

Cơ quan thăng bằng phổ biến ở động vật không xương sống là hình nang (Sứa, Giun nhiều tơ, Chân bụng, Chân đầu).

Bình nang ở dạng Sứa là dạng túi kín trong lá ngoài. Những túi này có lót tế bào cảm giác lá ngoài và chứa đầy dịch. Một trong những tế vào ở giữa túi lõm vào trong dưới dạng một chuỳ phình ra ở đầu, trong đó có một hay vài tinh thể CaCO (bình thạch). Mỗi tế bào cảm giác của bình nang có một sợi cảm giác dài đi đến chuỳ nói trên. Những thay đổi vị trí cơ thể làm bình thạch tác động lên các sợi tế bào cảm giác. Các kích thích này truyền về vòng thần kinh cảm giác.

Một số Giáp xác và Côn trùng có túi thăng bằng. Dó là những túi nhỏ có lót cuticun, có lông cảm giác và chứa nhiều hạt cát nhỏ hoặc đá vôi. Túi thăng bằng nằm ở gốc râu trong hay nhánh trong của Chân bụng thứ 6 (ở Giáp xác).

Cơ quan thính giác kém phát triển, chỉ có một số nhóm nhất định mới có (Cánh thẳng, Cánh màng). Màng thính giác rất phổ biến ở Cánh thẳng. Thường thì sâu bọ nào có khẳ năng phát âm là có màng thính giác. Khả năng thu nhận âm thanh cũng thay đổi tuỳ loài.

*****************

2. Các dạng cấu trúc của hệ thần kinh ở động vật?

3. Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh của các ngành động vật không xương sống? Phân tích sự biến đổi của não?

4. Phân tích đặc điểm cấu tạo, hoạt động của mắt đơn và mắt kép ở động vật không xương sống?

5. Cơ quan thị giác của Côn trùng được ứng dụng như thế nào trong các nghiên cứu về bionic (phỏng sinh học)?

6. Khả năng xúc giác, vị giác, thính giác, thăng bằng được thực hiện như thế nào ở các đại diện của ngành Chân khớp?

CHƯƠNG IV HỆ VẬN CHUYỂN

Hệ vận chuyển là những cơ quan đảm bảo tính thống nhất của cơ thể sau hệ thần kinh. Hệ này gồm những bộ phận tham gia vận động của cơ thể, chủ yếu là hệ cơ. Cùng tham gia chức phận này còn có hệ xương, một số cấu tạo nâng đỡ và liên kết khác.

Hệ vận động phát triển từ lá phôi giữa. Sự phát triển của hệ này là những khâu phát triển tiến hoá chủ yếu của cơ thể sau hệ thần kinh, đảm bảo chức năng sống của cơ thể, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.

Một phần của tài liệu bài giảng giải phẫu so sánh động vật không xương sống (Trang 37 - 39)