Vòng não; 4. Hạch amphid; 5. Nhú cảm giác bên; 6. Hạch bụng; 7. Dây cận bụng; 8. Cầu nối ngang; 9. Dây bên; 10. Hạch sau; 11. Ruột; 12. Dây lưng; 13. Dây bụng; 14. Dây cận lưng; 15. Hạch bên; 16. Hạch lưng; 17. Hạch cảm giác; 18. Dây amphid; 19. Amphid
Miệng
Thần kinh cảm giác Thuỳ trước miệng Hầu Hạch não
So với các nhóm Giun thấp trên thì Giun đốt có quá trình tập trung cao hơn, hạch não ở đầu phát triển hơn. Não có thể phân biệt thành 3 phần ứng với các trung tâm cảm giác. Phần trước điều khiển xúc biện, phần giữa điều khiển ăngten và mắt, phần sau điều khiển hố khứu giác (Giun nhiều tơ). Trên phần trước của não Giun nhiều tơ di động (errantia) thường phát triển “thể cuống” là trung tâm phối hợp hoạt động quan trọng có cấu tạo tương tụ như ở não trước của Giáp xác và sâu bọ. Ở Giun nhiều tơ định cư (sedentaria), thể cuống hầu như tiêu giảm. Từ phần sau của não có dây thần kinh đến hầu (ở ngoài) và thực quản (ở trong). Dây thần kinh bụng có cấu tạo bậc thang hoặc chuỗi.
Hệ thần kinh ở Giun đốt cổ có cấu tạo bậc thang. Hai dây thần kinh bụng xa nhau, ứng với mỗi đốt các tế bào tập trung thành hạch. Mỗi đốt có một đôi hạch nối với nhau bằng cầu nối ngang ở giữa. Ở hầu hết các Giun đốt khác hai đôi dây thần kinh bụng, hai hạch ở mỗi đốt cũng tiến tới tập trung thành một hạch. Như vậy, hệ thần kinh ở Giun đốt có cấu tạo theo kiểu bậc thang và chuyển dần sang dạng chuỗi hạch. Một hướng biến đổi thứ hai là chuyển dần từ mô bì vào trong thể xoang. Từ hạch của chuỗi thần kinh có các đôi dây thần kinh đến điều khiển các phần của mỗi đốt.
Ở đĩa (Hirudinea), hệ thần kinh có sự tập trung của các hạch dưới hầu (7 hạch) tương ứng với sự tập trung của mỗi đốt.
8. Chân khớp
Chân khớp là ngành có vị trí quan trọng trong giới động vật. Không còn nghi ngờ gì nữa, các động vật tạo nên ngành này là những động vật thành công nhất về mặt sinh học trong tất cả các động vật, chúng động đảo hơn các ngành khác, chúng sống trong những môi trường đa dạng hơn và ăn nhiều loại thức ăn hơn các thành viên của bất kỳ các ngành nào khác.
Hệ thần kinh của Chân khớp theo kiểu chân đốt: có hạch não và các hạch thân. Mạng lưới thần kinh dưới da cũng như Giun đốt đều hoàn toàn tiêu
giảm. Nhưng tiến hoá hơn hệ thần kinh Giun đốt: hạch não phát triển và phức tạp hơn, nghĩa là quá trình tập trung cao hơn gọi là “não bộ”. Não bộ Chân khớp có những biến đổi tiến bộ thể hiện trước tiên là sự tăng cường độ lớn tương đối và tuyệt đối của não bộ. Một số loài tuy cơ thể bé song não bộ rất lớn. Não bộ có cấu tạo phức tạp gồm não trước, não giữa và não sau.
Não trước (procerebrum) gồm 1 thể trung tâm, một cầu não trước và một hai đôi thể nấm. Thể nấm là trung khu của những bản năng phức tạp, đặc biệt là ở Côn trùng có đời sống xã hội. Não trước còn liên hệ với trung khu thị giác điều khiển hoạt động các mắt kép. Não trước phát triển tuỳ theo kích thước thân.
Não giữa (mesocerebrum hay reutocerebrum) gồm các hạch râu, từ đó phát ra các dây thần kinh tới điều khiển hoạt động của đôi râu thứ nhất. Não giữa còn la trung khu khứu giác và có cầu nối trên hầu.
Não sau (tritocerebrum hay metacerebrum) kém phát triển. Gồm hai hạch có cầu nối dưới hầu, là trung khu điều khiển đôi râu thứ hai của Giáp xác và kìm của nhóm có kìm. Não sau còn có hệ thần kinh giao cảm miệng - dạ dày, điều khiển của phần trước ống tiêu hoá. Trung khu giao cảm là hạch hầu ở Giáp xác, hạch trán ở Sâu bọ, đôi khi còn kèm theo một hoặc nhiều hạch phụ. Hệ giao cảm tiêu giảm ở nhiều chân và rất tiêu giảm ở có kìm.
Chuỗi thần kinh bụng có cấu tạo chuỗi hạch, mỗi đôi hạch ứng với một
Hình 14.
Hình 14. Cấu tạo và hiện tượng tập trung thần kinh (từ Dogel)
A. Sơ đồ chung; B. Hệ thần kinh của Lygistopterius; C. Gyrinus notetor; D.Sarcophaga carnaria; 1. Não trước; 2. Tế bào thần kinh tiết; 3. Vùng thị giác; 4. Sarcophaga carnaria; 1. Não trước; 2. Tế bào thần kinh tiết; 3. Vùng thị giác; 4. Não giữa; 5. Dây thần kinh râu; 6. Não sau; 7. Tuyến tim; 8. Tuến giáp; 9. Vòng hầu; 10. Hạch dưới hầu; 11. Dây thần kinh tới; 12. Hạch ngực; 13. Hạch bụng; 14. Dây thần kinh giao cảm
dây thần kinh. Đôi thứ nhất và đôi thứ 3 ở phía lưng là dây vận động, còn đôi thứ 2 ở mặt bụng là dây cảm giác. Như vậy từ Giun đốt hệ thần kinh được phân hoá thành thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên có đủ các nơron cảm giác, nơron liên hợp, nơron vận động liên kết với nhau nhờ các sináp, cho nên cung động thần kinh có thể truyền theo một hướng mà thôi. Điêề này cho phép hệ thần kinh trung ương đóng vai trò của một cơ chế phối hợp, nố chọn một số xung động đi đến và truyền chúng đến các tác quan bằng cách ức chế hay hay kìm hãm các xung động khác.
9. Thân mềm
Thân mềm là ngành là ngành lớn thứ hai trong tất cả các ngành động vật. Ngoài những ngành có kích thước bình thường, còn gặp cả những loài có kích thước lớn nhất trong tất cả các động vật không xương sống. Sơ đồ cơ thể trưởng thành của các động vật này hoàn toàn khác hẳn bất kỳ nhóm động vật không xương sống nào khác. Hệ thần kinh cũng có những nét đặc trưng riêng và có cấu trúc theo kiểu hạch phân tán.
Hệ thần kinh của song kinh (Loricata) có dạng hai đôi dây dọc cơ thể. Giữa cac dây có cầu nối ngang. Tế bào thần kinh ít tập trung thành hạch, chỉ có hạch miệng và hạch dưới hầu.
Ở các lớp khác, thường có 5 đôi hạch thần kinh là hạch não (đầu), hạch chi (chân), hạch phủ tạng (áo và mang), hạch bên (áo), hạch thành (áo và mang). Giữa các hạch cùng tên có cầu nối ngang, các hạch khác tên có cầu nối dọc. Ngoài ra, thân mềm vẫn coa mạng lưới thần kinh phân tán dưới da. Qua các lớp có cấu tạo tập trung hạch. Đặc biệt ở Chân bụng (gastropoda) do hiện tượng vặn xoắn cơ thể dẫn đến hiện tượng lệch thần kin hoặc hiện tượng bẳ chéo thần kinh. Bọn hai mảnh vỏ (bivalari) thần kinh đơn giản hoá do tiêu giảm giác quan, còn lại 3 đôi hạch. Hạch não là kết quả tập trung của các đôi hạch não và đôi hạch áo. Hạch phủ tạng là do kết quả tập trung của hạch thành và hạch phủ tạng.
Chân đầu (Cephalopoda) thích nghi với lối sống hoạt động và ăn thịt, hệ thần kinh phát triển cao nhất so với các động vật không xương sống khác. Phần chính của hệ thần kinh là não do kết quả tập trung của đôi hạch não, hạch phủ tạng, hạch áo và hạch chân ở quanh hầu. Chúng được bảo vệ trong một bao sụn và có các phần tương ứng với các vùng điều khiển. Hạch não nằm trên hầu, có dây thần kinh tới hạch trên miệng và hạch dưới miệng. Đôi dây thần kinh mắt xuất phát từ hai bên hạch não. Hạch chân nằm dưới hầu về phía trước có dây thần kinh tới tay, xúc tu và phễu. Từ hạch phủ tạng có ba đôi dây thần kinh hướng về phía đầu: đôi dây phủ tạng điều khiển vùng ruột có nhánh tới hạch mang điều khiển mang, đôi dây giao cảm đến hạch da dày điều khiển vùng dạ dày và dây thần kinh áo điều khiển vùng cổ áo có tế bào thần kinh vận động lớn.
10. Da gai
Da gai bao gồm Sao biển (Asteroiden), Cà ghim (Echinoden), Hải sâm (Bolothuroidea), Sao rắn (Ophiuroidea) và Huệ biển (Crinodea). Một nhóm động vật khác về cơ bản với các động vật không xương sống khác. Hệ thần kinh có cấu tạo nguyên thuỷ (không có hạch thần kinh tạo thành não).
Hình 15. Hệ thần kinh của một số Chân bụng (từ Barnes)
A. Bào ngư; B. Busycon; C. Helix; D. Aplysia. 1. Hạch não; 2. Hạch bên; 3. Hạch chân; 4. Hạch nội tạng; 5. Hạch miệng; 6. Hạch mang; 7. Hạch chân - bên; 8. Dây nội tạng; 4. Hạch nội tạng; 5. Hạch miệng; 6. Hạch mang; 7. Hạch chân - bên; 8. Dây nội tạng;