II. Các cơ quan cảm giác
A. Thần kinh Sao biển; B Cắt ngang một cánh của Huệ biển; 1 Hệ thần kinh ngoài; 2.
cánh của Huệ biển; 1. Hệ thần kinh ngoài; 2. Hệ thần kinh dưới da; 3. Hệ thần kinh trong; 4. Dây thần kinh bên cánh; 5. Chân ống; 6. Rãnh chân ống; 7. Dây thần kinh phóng xạ của hệ ngoài; 8. Ống dẫn thể xoang; 9. Cơ gập; 10. Rễ thần kinh vận động; 11. Rễ cảm giác; 12.Dây phóng xạ; 13. Tấm xương cánh
Cảm giác tạo thành một bộ phận chính và không thể tách rời của mọi sinh vật. Không một sinh vật nào có thể được coi là một sinh hệ hoàn toàn độc lập, tự mình là một hệ kín. Ngược lại, mỗi sinh vật phải thường xuyên tiếp xúc, tác động qua lại với môi trường sống đã được hình thành trong quá trình tiến hoá.
Để có thể điều chỉnh được hoạt động của mình phù hợp với các thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài thì cơ thể cần phải biết được những thay đổi đó. Chức năng đó do cơ quan cảm giác phụ trách, ngoài ra cơ quan cảm giác còn có nhiệm vụ truyền đạt thông tin về tính chất của các thay đổi đã nhận được vào hệ thần kinh trung ương.
Cơ quan cảm giác không thể dùng làm nguồn thông tin có bản chất nếu như chúng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào một cách giống nhau. Cơ thể cần thiết phải thu nhận tín hiệu về tính chất của các thay đổi, nghĩa là phải biết về sự tăng cao nhiệt độ của môi trường hoặc sự xuất hiện bất thình lình của động vật ăn thịt… chắc là không thể nào có được một cơ quan cảm giác có thể phản ứng trực tiếp với tất cả các sự thay đổi rất khác nhau đó. Bởi vậy, trong quá trình tiến hoá đã xuất hiện các cơ quan đặc trưng, trong đó có cơ quan phản ứng với ánh sáng, cơ quan phản ứng với tác động của chất hoá học…
Với khái niệm cổ điển về giá quan, ngay từ thời Aristôt (384 - 322 Trước công nguyên), người ta phân biệt 5 loại cảm giác cơ bản: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Nhà tư tưởng cổ đại cổ Hy Lạp đã xác định 5 loại cảm giác này và đã nêu ra sơ đồ mà hơn hai nghìn năm sau, người ta vẫn còn theo.
Sự phân loại ngày nay về cơ quan cảm giác chi tiết hơn và còn nhận ra được những cảm giác khác như cảm giác đau, nóng, lạnh, thăng bằng, di chuyển trong không gian, đói, khát…
Mỗi cơ quan cảm giác đó là cấu thành đặc trưng gồm một hoặc một số tế bào thụ cảm (thụ quan) và các cấu trúc phụ khác. Ví dụ trong mắt động vật có
xương sống thì các tế bào thụ quan là các tế bào hình que và các tế bào nón, còn cấu trúc phụ là giác mạc, thể thuỷ tinh, màng mống mắt và cơ mi.
Các thụ quan đó thường là các tế bào thần kinh có sợi trục chạy thẳng vào thần kinh trung ương hoặc tạo thành xináp với một hoặc một vài nơron liên hợp. Một số phụ quan là do tế bào biểu bì đã thay đổi và có nối với một hoặc một vài tế bào thần kinh (ví dụ các chồi vị giác của động vật có vú).