Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 34 - 39)

Sau khi đề án quy hoạch xây dựng NTM được phê duyệt và nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể nhân dân trong xã, BCĐ, BQL Chương trình đã triển khai thực hiện

Chương trình xây dựng NTM trên toàn địa bàn xã, từng bước thực hiện 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM đặc biệt tập trung cho 8 tiêu chí chưa đạt của xã, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện 4 tiêu chí cơ bản đạt và 7 tiêu chí đã đạt. Lãnh đạo xã đã triển khai rất nhiều dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng văn hóa và kỹ thuật, mở rộng, tu bổ các công trình di tích lịch sử… Các hạng mục xây dựng này được nhân dân rất ủng hộ, họ rất vui mừng và phấn khởi tham gia góp công góp sức vào xây dựng các dự án đó. Cụ thể từ kết quả điều tra cho thấy, người dân tham gia đóng góp tiền và ngày công lao động và tham gia vào quá trình thi công các công trình và giám sát, quản lý các công trình thực hiện trên địa bàn thôn, xóm. Đánh giá của người dân về những hạng mục đã được triển khai trên địa bàn xã cụ thể như sau:

Bảng 6: Đánh giá của người dân về những hạng mục đã được triển khai

Đơn vị: %

STT Tên dự án Đánh giá của người dân Ghi chú

Tốt Trung

bình Kém

1 Đường giao thông 100 0 0 Trước dự kiến

2 Hệ thống thủy lợi 100 0 0 Trước dự kiến

3 Nhà văn hóa – thể thao 100 0 0 Đúng dự kiến

4 Trường học 100 0 0 Trước dự kiến

5 Di tích lịch sử 100 0 0 Đúng dự kiến

6 Hệ thống cấp thoát nước 48,89 46,67 4,44 Sau dự kiến

7 Hệ thống điện 100 0 0 Trước dự kiến

8 Công trình xử lý nước 100 0 0 Đang thực hiện

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Người dân đánh giá rất cao những dự án xây dựng các hạng mục cơ sở hạng tầng theo quy hoạch xây dựng NTM của xã. Hầu hết các công trình được hoàn thiện trước dự kiến và từ khi mới đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy được hiệu quả cao, tạo điều kiện rất tốt để người dân phát triển về kinh tế và các hoạt động văn hóa – xã hội. Trong đó, các dự án phát triển đường gia thông được người dân đánh giá rất cao, tuyến đường Đông Dư – Dương Xá được mở mới làm cho giao thông đi lại thuận tiện, giúp người dân qua lại, mua bán với 2 xã dễ dàng, tuyến đường Đa Tốn – Kiêu Kị đã được sửa chữa và mở rộng, đặc biệt là 2 dự án mở mới đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Hà Nội – Hưng Yên có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra các trục đường liên xã, liên thôn, các trục đường chính thôn, nội đồng… cũng được đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt chưa được hoàn thiện và còn một dự án chưa được hoàn thành, 48,89% đánh giá dự án là tốt, 46,675 đánh giá trung bình và 4.44% đánh giá là kém, nhưng các cấp lãnh đạo đã có phương án xây dựng và hoàn thành trong thời gian tới, đảm bảo thực hiện đúng dự kiến như trong đề án quy hoạch.

Bên cạnh đó, các hạng mục xây dựng NTM khác của xã hiện nay đã hoàn thành như: cơ giới hóa trong sản xuất, dồn điền đổi thửa, phát triển các mô hình lồng ghép trong sản xuất… Bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều đổi mới rõ rệt.

Hình 1: Cánh đồng mẫu lớn và máy gặt của xã Đa Tốn

Hình 2: Mô hình VAC của một hộ điển hình tại xã Đa Tốn

Thời gian gần đây, nhiều hộ chuyển sang mô hình trổng ổi Đông Dư và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, do hiệu quả của việc sản xuất lúa thấp và bị chuột phá hoại nhiều. Trước tình hình đó, thấy nhiều hộ chuyển đổi sang trồng ổi nhưng chất lượng chưa cao do thiếu kĩ thuật trồng và chăm sóc, HTXDVTH xã Đa Tốn đã có những buổi tập huấn cho người dân về kĩ thuật trồng ổi Đông Dư, mang lại kết quả rất tốt. Một người dân cho hay:

Hộp 1: Ý kiến của người dân về công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất

Bây giờ trồng lúa kém lắm, giá thu mua từ hộ thì thấp lại bị chuột phá hoại nhiều nên nhiều nhà chuyển sang trồng ổi, thu vào 7 – 10 triệu/ha/năm. Lúc đầu không ai biết trồng, đi học hỏi ở những nơi khác về áp dụng thì ổi bé lắm, không ngon được như của họ, rồi được xã tổ chức học cách trồng ổi, 1 người đi học về dạy cho nhau. Bây giờ năng xuất cao mà ổi ngon lắm.

Bà Vũ Thị Lữ, 58 tuổi, xóm 10, thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn Ngoài ra, xã Đa Tốn cũng đã triển khai các dự án để phát triển kinh tế và củng cố các hình thức tổ chức sản xuất như:

- Mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trẻ và tập huấn kỹ thuật cho nông dân. BCĐ đã giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với hội Phụ nữ, hội Nông dân và hội Cựu chiến binh đi rà soát trình độ văn hóa, nguyện vọng học nghề, phân loại nghề nghiệp cần đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trẻ qua các trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo hoặc lồng ghép với các chương trình khuyến nông. Bên cạnh đó BCĐ đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị như: các viện nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp, các trường đào tạo kỹ thuật nông nghiệp, trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội, trạm khuyến nông huyện, chi cục BVTV, trạm BVTV các huyện, chi cục thú y, trạm thú y huyện để xây dựng giáo trình kỹ thuật và tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân.

Bảng 7: Đánh giá của người dân về hoạt động đào tạo tập huấn, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề

Đơn vị: %

Diễn giải Đánh giá của người dân

Hiệu quả Trung bình Chưa hiệu quả

1. Đào tạo chuyển đổi nghề

- Đào tạo nghề 100 0 0

- Chuyển đổi nghề 80 18 2

2. Đào tạo tập huấn

- NT thủy sản 72 21 7

- BQL – BPT thôn 98 2 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ kết quả điều tra ta thấy, các lớp đào tạo nghề của xã đạt hiệu quả rất cao, 100% hộ được hỏi đều đánh giá những lớp đào tạo này là hiệu quả. Các lớp chuyển đổi nghề có 80% người dân đánh giá là hiệu quả, 18% đánh giá trung bình và 2% đánh giá là chưa hiệu quả. Đối với các lớp đào tạo tập huấn, 72% người dân đánh giá lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản là hiệu quả, 21% đánh giá trung bình và 7% đánh giá chưa hiệu quả. Lớp đào tạo tập huấn BQL, BPT thôn có 98% đánh giá hiệu quả, 2% đánh giá trung bình và không ai đánh giá chưa hiệu quả. Từ đó ta thấy được hiệu quả của công tác đào tạo tập huấn của xã Đa Tốn đã đạt

được hiệu quả khá cao, đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân trong xã.

- Khuyến khích các hộ dồn điền đổi thửa, tạo ra quy mô thửa ruộng hợp lý để phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng tiến bộ KH – KT và Công nghệ trong nông nghiệp một cách hiệu quả đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch mặt bằng phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư và gắn chăn nuôi với công nghiệp giết mổ, chế biến thực phẩm.

- Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở vùng bãi. Đưa vào sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: bưởi Diễn, ổi Đông Dư, rau sạch, rau an toàn, cây dược liệu, cây gia vị, hoa và cây cảnh. Thực tế qua điều tra cho thấy, hầu hết các hộ dân đều đã chuyển đổi cây trồng, không trồng lúa nữa do năng suất kém và bị chuột phá hoại nhiều vì thế diện tích trồng lúa của xã đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, HTXDVTH xã Đa Tốn đã có phương pháp diệt chuột trên địa bàn toàn xã để đảm bảo mùa màng cho người dân.

- Hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông thôn. Hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thuận lợi để giúp đỡ các hộ nông dân đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như: công nghiệp chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi…

- Đa dạng hóa các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ để phát huy nội lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Các hoạt động dịch vụ cần bám sát yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân trong vùng dự án. Hỗ trợ phát triển dịch vụ nông nghiệp như: làm đất, cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật sản xuất…

Thực trạng phát triển hiện nay của xã Đa Tốn chính là kết quả của việc kết hợp các dự án một cách hợp lý. Mức sống của người dân ngày càng cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm, trình độ dân trí giáo dục được nâng lên. Người dân vui mừng, phấn khởi và rất ủng hộ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM của Đảng và Chính phủ.

2.4.2.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình

Từ bước thành lập hệ thống quản lý, xã Đa Tốn đã lập ra ban Giám sát cộng đồng xây dựng NTM do đồng chí hội trưởng hội Cựu chiến binh làm trưởng ban và đại diện các đoàn thể chính trị, các trưởng thôn/bí thư thôn xóm làm thành viên. Thưởng xuyên đôn đốc và góp ý với các đơn vị, cá nhân đang thực thi các nội dung quy hoạch, kiểm tra giám sát các hạng mục công trình được đầu tư xây dựng trên toàn xã về tiến độ thực hiện và chất lượng của công trình. Việc xã Đa Tốn chỉ đạo thành lập ban Giám sát cộng đồng, giám sát cộng đồng ở các thôn trong thời điểm xã đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đã tạo thêm cơ chế để nhân dân tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án. Tuy nhiên, hoạt động của ban Giám sát cộng đồng nhìn chung còn gặp khó khăn: các đối tượng chịu sự giám sát thiếu sự hợp tác, hoạt động giám sát cộng đồng là công việc tự nguyện, thường bị coi là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” cộng thêm kinh phí hoạt động còn eo hẹp khiến một số thành viên ban Giám sát cộng đồng làm việc chưa thực tận tâm với trách nhiệm của mình.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đồ thị 4: Đánh giá của người dân về mức độ giám sát của bộ máy quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng người dân đánh giá rất cao mức độ giám sát của BCĐ, BQL Chương trình xây dựng NTM của xã, 97% người dân được hỏi đánh giá công tác kiểm tra giám sát của bộ máy quản lý Chương trình là thường xuyên, sát sao và chính xác, 3% đánh giá là bình thường và không ai đánh giá là không tốt.

Bên cạnh đó, ban Giám sát cộng đồng đã tổ chức công bố công khai với cộng đồng dân cư về những kết quả kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, tiếp thu những ý kiến của cộng đồng để phản ánh, trao đổi với BQL của xã và các nhà đầu tư. Qua đó, người dân đã phát huy được quyền làm chủ của mình và các công trình xây dựng đạt được hiệu quả cao cả về tiến độ lẫn chất lượng.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đồ thị 5: Mức độ chính xác của những báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình

Theo kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số các hộ được khảo sát có 3 hộ không biết về những báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM của xã chiếm gần 6% số hộ được hỏi, 55 hộ (khoảng 91%) hộ đánh giá những báo cáo đó là chính xác và có 2 hộ đánh giá là báo cáo không chính xác.

Ngoài ra, lãnh đạo cấp huyện và xã cũng thường xuyên xuống địa phương kiểm tra, giám sát và lắng nghe ý kiến của người dân. Nhìn chung BCĐ, BQL và ban Giám sát cộng đồng đã thực hiện công tác giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM của xã Đa Tốn một cách rất hiệu quả, nhận được sự đánh giá cao của người dân trong toàn xã, làm cho người dân tin tưởng vào bộ máy chính quyền của địa phương góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện xây dựng NTM nhanh chóng và hiệu quả.

2.4.3 Đánh giá của người dân về kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội

2.4.3.1 Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w