Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ mô hình nông thôn mới tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 52 - 56)

a, Về kinh tế

2.5 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ mô hình nông thôn mới tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộ

huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

2.5.1 Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đúng đắn, kịp thời

Thành công của Đa Tốn là nhờ ý Đảng hợp lòng dân, quá trình triển khai thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch và huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân.Từ khi có Nghị quyết 26/NQ-TW của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng bộ xã đã tìm hướng đi để Đa Tốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển.Từ năm 2010, Đảng ủy đã ra nghị quyết chuyên đề xây dựng nông thôn mới, lập đề án, thành lập ban chỉ đạo của xã, cán bộ thôn phụ trách từng phần việc.Trong hơn ba năm xã đã chỉ đạo lập đồ án quy hoạch gồm:Quy hoạch chung; quy hoạch khu trung tâm xã; quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp, giao thông nội đồng; quy hoạch điểm tái định cư nông thôn; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch cụm công nghiệp; quy hoạch các điểm dân cư. Cùng với đề án xây dựng nông thôn mới xã đã chỉ đạo xây dựng tám đề án thành phần bao gồm: đào tạo nghề cho lao động; phát triển tiểu thủ công nghiệp; dân số; sức khỏe sinh sản; dồn điền đổi thửa; thu gom phân loại xử lý rác thải sinh hoạt; phát triển kinh tế; đảm bảo an ninh trật tự; quản lý môi trường. Tất cả những vấn đề nêu trên đều được bàn bạc thống nhất trong thường vụ, Đảng ủy, UBND, HĐND, ban chỉ đạo xây dựng NTM. Công tác chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện theo quy trình dân chủ bốn bước: Bàn thống nhất trong cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo; họp Hội đồng nhân dân mở rộng đến đại diện thôn, xóm, tổ dân cư; họp Đảng bộ mở rộng đến các Ban chi ủy, tổ Đảng; Họp đến nhân dân ở các thôn, khu dân cư. Khu họp với nhân dân những vấn đề lớn xã phân công cán bộ xã họp với các thôn để nắm tình hình và có biện pháp chỉ đạo.

2.5.2 Phát huy tốt dân chủ ở cơ sở

Trong quá trình thực hiện, xã luôn coi trọng vai trò chủ thể và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Mọi vấn đề có liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của Nhân dân đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ để đi đến thống nhất. Công tác tuyên truyền được thực hiện đồng bộ từ xã tới các thôn vừa phong phú về nội dung, vừa đa dạng về hình thức. Đặc biệt, xã còn tổ chức cho các chi, tổ hội đăng ký đảm nhận các công trình, phần việc cụ thể tham gia xây dựng NTM. Đơn cử, Hội Phụ nữ có đoạn đường tự quản, đoạn đường nở hoa; Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế chuyển đổi và tham gia vận động thực hiện nếp sống văn minh.

Nhờ đó, sau hơn 3 năm triển khai xây dựng NTM, xã Đa Tốn đã huy động được 218,1 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản, trong đó nhân dân đóng góp 31,9 tỷ đồng. Toàn xã có 9 hộ dân hiến 89,5m2 đất thổ cư để mở rộng đường giao thông ngõ xóm, nhân dân đã đóng góp hàng ngàn ngày công để làm đường và tham gia giám sát đầu tư cộng đồng. Từ chỗ mới có 7 tiêu chí đạt, 4 tiêu chí cơ bản đạt và 8 tiêu chí chưa đạt vào thời điểm năm 2011, đến nay, Đa Tốn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM theo đúng kế hoạch, trở thành xã đầu tiên của huyện Gia Lâm cán đích NTM.

2.5.3 Bộ máy quản lý, thực hiện Chương trình phù hợp

Như trên đã phân tích, ban quản lý (BQL) Chương trình xây dựng NTM do Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm phó ban, thành viên là đại diện các đoàn thể

chính trị xã. Ban quản lý do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Tiểu ban xây dựng NTM ở các thôn do Bí thư Chi bộ thôn làm trưởng tiểu ban, trưởng thôn làm phó tiểu ban, thành viên là đại diện một số đoàn thể chính trị xã hội ở thôn (do dân bầu ra). Ban giám sát cộng đồng do Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh làm trưởng ban, thành viên là đại diện một số đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương và đại diện nhân dân trong thôn. Chính vì vậy, bộ máy quản lý của ban chỉ đạo nhận được sự ủng hộ và tin tưởng từ phía người dân. Đồng thời, nhờ có bộ máy hợp lý mà mọi vấn đề trong quá trình thực hiện đều đúng và vượt kế hoạch, những vấn đề phát sinh, xung đột với người dân đều được nhanh chóng giải quyết hợp tình, hợp lý. Đây là yếu tố tạo nên sự thành công trong quá trình xâu dựng nông thôn mới ở xã Đa Tốn.

2.5.4 Công tác tuyên truyền, vận động là then chốt cho sự thành công

Bằng nhiều loại hình hoạt động tuyên truyền về sự quan tâm của Đảng, nhà nước với nông nghiệp nông dân và nông thôn, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đề án thông qua các hội nghị họp Đảng bộ xã, hội nghị họp xóm, họp các chi hội, chi đoàn và qua hệ thống truyền thanh của xã từ đó cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã rất phấn khởi thi đua chung sức, chung tay vượt mọi khó khăn để sớm hoàn thành các chỉ tiêu theo đề án. Đảng bộ xã nhận định rằng: để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì phải thường xuyên tuyên truyền vận động đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân công khai dân chủ các công trình xây dựng, các nguồn vốn để xây dựng, mức huy động đóng góp của nhân dân… để mọi người dân đều biết và tham gia đóng góp, tham gia giám sát.

2.5.5 Làm tốt công tác huy động, lồng ghép nguồn lực cho nông thôn mới

Qua 3 năm (2011-2013) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đã tập trung huy động toàn bộ nguồn lực để thực hiện Chương trình. Để triển khai thực hiện tốt việc huy động nguồn lực, lãnh đạo xã đã ưu tiên triển khai công tác lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của, hiện vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất... để góp phần cùng với ngân sách nhà nước thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình; thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

Đồng thời, hướng dẫn khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP; hướng dẫn nông dân vay vốn nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo cơ chế tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; thực hiện tốt các cơ chế tín dụng có liên quan. Song song với đó huy động có hiệu quả nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn để lại cho xã đầu tư thực hiện nông thôn mới. Đặc biệt, các cấp lãnh đạo đã cho tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch hằng năm; đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo lộ trình đã đề ra trong Đề án xây dựng nông thôn mới.

2.5.6 Minh bạch trong sử dụng nguồn lực từ nhân dân

Nhận thức rõ mức độ quan trọng của sự minh bạch trong sử dụng nguồn lực do cộng đồng dân cư trong xã đóng góp. Do đó, ngay từ khi xây dựng đề án, Ban Quản lý xây dựng NTM xã Đa Tốn đã quan triệt và chỉ đạo quyết liệt đồng thời luôn luôn tổ chức công khai, minh bạch báo cáo tới người dân về kết quả đóng góp, huy động từ cộng đồng và kế hoạch, tình hình sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả.

Diễn giải Số phiếu điều tra Ý kiến phản hồi Tỷ lệ (%)

Không minh bạch 60 2 3.33

Khá minh bạch 60 9 15.00

Minh bạch 60 32 53.33

Rất minh bạch 60 17 28.33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về mức độ minh bạch trong sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại xã cho thấy hầu như tất cả số người được hỏi đều đánh giá việc sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại xã là minh bạch đạt gần 97%, chỉ có trên 3% số người dân đánh giá là không minh bạch. Điều này giải thích vì lý do vì sao mà xã Đa Tốn đã có thể huy động được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía người dân trong xã và xây dựng thành công mô hình NTM trên địa bàn chỉ trong thời gian rất ngắn.

2.5.7 Đề án xây dựng nông thôn mới phù hợp với nguyện vọng của người dân

Dựa trên cơ sở của việc khảo sát, đánh giá đúng hiện trạng địa phương cùng với đó là quá trình triển khai thực hiện khảo sát được nhân dân trong xã phối hợp tích cực nên diễn ra nhanh chóng và kết quả khảo sát cũng phản ánh được chính xác thực trạng kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương.

Trên cơ sở đó, quy hoạch xây dựng NTM của xã sau khi cơ bản hoàn thành được đưa ra tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các ban, ngành đoàn thể trước khi xin ý kiến thỏa thuận của sử Xây dựng, sau khi nhận được ý kiến thỏa thuận các đơn vị tư vấn hoàn thiện và trình lên UBND huyện phê duyệt rồi được phổ biến công khai cho toàn thể người dân được biết và thực hiện. Do đó, bản đề án xây dựng nông thôn mới của xã Đa Tốn được đánh giá là phù hợp đồng thời hợp với mong muốn, nguyện vọng của đại đa số người dân trong xã. Đây là yếu tố quan trọng mở ra cánh cửa rộng mở, thuận lợi cho việc thực hiện đề án sau này đạt những kết quả vượt bậc.

Nhìn chung, công tác quy hoạch và lập đề án quy hoạch xây dựng NTM của xã Đa Tốn được nhân dân trong xã đánh giá cao, mọi người đều được tham gia vào các hoạt động xây dựng và góp ý cho đề án.

2.5.8 Kiểm tra, giám sát cộng đồng là chìa khóa tạo nên sự thành công

Từ bước thành lập hệ thống quản lý, xã Đa Tốn đã lập ra ban Giám sát cộng đồng xây dựng NTM do đồng chí hội trưởng hội Cựu chiến binh làm trưởng ban và đại diện các đoàn thể chính trị, các trưởng thôn/bí thư thôn xóm làm thành viên. Các thành viên trong ban giám sát làm việc công tâm và thưởng xuyên đôn đốc và góp ý với các đơn vị, cá nhân đang thực thi các nội dung quy hoạch, kiểm tra giám sát các hạng mục công trình được đầu tư xây dựng trên toàn xã về tiến độ thực hiện và chất lượng của công trình. Việc xã Đa Tốn chỉ đạo thành lập ban Giám sát cộng đồng, giám sát cộng đồng ở các thôn trong thời điểm xã đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đã tạo thêm cơ chế để nhân dân tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án.

Ngoài ra, bằng việc lãnh đạo cấp xã cũng thường xuyên xuống các thôn kiểm tra, giám sát và lắng nghe ý kiến của người dân đã góp phần thực hiện Chương trình xây dựng NTM của xã Đa Tốn đúng quy trình và nhận được sự đánh giá cao của người dân trong toàn xã, khiến cho người dân tin tưởng vào bộ máy lãnh đạo xã, thôn qua đó thúc đẩy việc thực hiện xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại xã trước thời hạn.

Một phần của tài liệu đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w