Hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động

Một phần của tài liệu đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 28 - 30)

Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền và vận động trong việc xây dựng NTM và thực hiện một cách bài bản, cụ thể và linh hoạt nên công tác tuyên truyền vận động ở xã Đa Tốn đã đạt được nhiều kết quả tốt. Theo kết quả điều tra, 100% người dân được hỏi đều biết và nắm được những nội dung về Chương trình xây dựng NTM, họ đều nhận thức được vai trò của việc tuyên truyền vận động là cần thiết và quan trọng. Công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể đều được người dân đánh giá là rõ ràng và thuyết

phục bởi vì trong những buổi họp và tập huấn, mọi thắc mắc của người dân được các cán bộ giải thích rất rõ ràng, những nguyện vọng hay đề xuất đều được BQL tiếp thu và phản hồi.

Phương pháp tuyên truyền là thông qua các hội nghị và trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, phối hợp cùng Hội nông dân xã tổ chức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Kết quả đã tuyên truyền trong các cuộc họp tại xã gồm cán bộ xã và bí thư trưởng thôn của 5 thôn được 20 người. Ngoài ra còn tuyên truyền trên loa truyền thanh 3 lần/tuần, tuyên truyền qua tờ rơi 2 buổi trên toàn xã, kẻ vẽ khoảng 10 băng rôn khẩu hiệu trên toàn địa bàn và các cuộc họp tại thôn tổng 5 buổi trên 500 lượt người nghe. Sự tác động của công tác tuyên truyền có ảnh hưởng tới người dân để nhân dân trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên phương pháp tuyên truyền còn chưa đa dạng, ngân sách địa phương còn hạn chế.

Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền của xã Đa Tốn

Đơn vị: %

Diễn giải Đánh giá của người dân

Tốt Bình

thường

Không hiệu quả

Họp dân 63,33 28,89 7,78

Tuyên truyền qua tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu 78,89 17,78 3,33

Đài phát thanh 94,44 5,56 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Theo bảng 2, ta thấy xã Đa Tốn đã tổ chức rất nhiều hoạt động tuyên truyền vận động về Chương trình xây dựng NTM cho toàn thể người dân trong xã, trong đó các buổi phát thanh được thực hiện mỗi tuần 3 buổi được người dân đánh giá rất cao, 56/60 hộ được hỏi đánh giá hiệu quả của các buổi phát thanh là tốt, chỉ có 5 hộ đánh giá hiệu quả bình thường và không có hộ nào đánh giá là không hiệu quả; công tác họp dân có 63,33 hộ được hỏi đánh giá hiệu quả tốt, 28,89% hộ đánh giá

Có thể khẳng định công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần quan trọng đưa phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã thành cuộc vận động có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Thông qua công tác tuyên truyền các tổ chức, hộ gia đình ngày càng nhận thức rõ hơn về cơ chế, chính sách, hình thức hỗ trợ đầu tư của nhà nước và trách nhiệm của địa phương, của thôn và của mỗi hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới. Thể hiện rõ ràng nhất là quần chúng nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái tham gia trực tiếp vào thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Không chỉ tích cực tham gia củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn, mà việc hiến đất để xây dựng các công trình công cộng tại địa phương cũng ngày càng được nhân rộng.

Bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế còn tồn tại. Theo đánh giá của người dân công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới có lúc chưa tập trung, chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu; một số hoạt động còn mang tính hình thức; hiệu quả công tác tuyên truyền vận động trong việc GPMB để thực hiện các dự án trọng điểm, dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất kết quả còn hạn chế. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hiến đất làm đường giao thông, xây dựng hạ tầng, đóng góp ngày công, kinh phí đảm bảo tỷ lệ số vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới ở một số khu dân cư kết quả còn thấp; việc vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới tại xã đa tốn, gia lâm, hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w