Ban Quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới theo các nội dung: Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Các văn bản có liên quan do Trung ương và địa phương ban hành.
Chính quyền xã, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chương trình xây dựng nông thôn mới để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích về chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó tiến hành vận động người dân chủ động tham gia tổ chức thực hiện. Tuyền truyền, vận động nhân dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai, chính quyền (xã, thôn) tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình trong quá trình thực hiện. Coi đây là cuộc cách mạng trong nông thôn về sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, sinh hoạt câu lạc bộ… làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân để khơi dậy phong trào tự thân vận động cải thiện điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường sống, xây dựng tổ chức cộng đồng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Đồ thị 1. Nguồn thông tin về xây dựng nông thôn mới
Ta thấy 100% các hộ dân nắm được thông tin về nông thôn mới thông qua hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niênvà các cuộc họp bàn của thôn. Các
thông tin về chủ trương, chính sách xây dựng NTM còn được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng như tivi, đài phát thanh, các trang báo mạng. Trong 60 hộ điều tra thì có 57 hộ nắm được thông tin qua kênh này. Ngoài ra, nhân dân trong xã còn được biết về Chương trình xây dựng NTM thông qua các nguồn khác như: các chương trình giao lưu VNVN – TDTT… Như vậy có rất nhiều nguồn thông tin về xây dựng NTM mà người dân có thể thu thập được, các nguồn này góp phần giúp người dân hiểu được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia xây dựng NTM trên địa bàn. Tuy nhiên, chỉ có 30% số hộ được hỏi nhận định rằng họ được tiếp cận với thông tin về Chương trình một cách trực tiếp qua Chính quyền xã
Cán bộ Đảng viên, trưởng thôn tích cực tuyên truyền, động viên cho người thân trong gia đình hưởng ứng tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng NTM, coi đây là chỉ tiêu thị đua của Đảng, chính quyền và các đoàn thể, với phương châm cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo.
Bước đầu thực hiện, xã đã triển khai hội nghị quán triệt về thực hiện Chương trình xây dựng NTM đến cán bộ chủ chốt, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, bí thi chi bộ và các trưởng thôn, có các đồng chí BTV Huyện ủy và BCĐ huyện phân công trực tiếp dự và chỉ đạo hội nghị.
Là một trong những xã được chọn làm điểm xây dựng NTM, toàn thể nhân dân trong xã Đa Tốn đã xác định đây là một nhiệm vụ to lớn và quan trọng. Toàn xã đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình, từng người dân trong xã đều ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng NTM ở có được sự quyết tâm và ủng hộ đó của toàn thể người dân là kết quả của công tác tuyên truyền vận động của cán bộ và các đoàn thể trong xã.
Trong đề án quy hoạch xây dựng NTM của xã, BCĐ, BQL đã phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng một cách rõ ràng và cụ thể như sau:
- Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, lãnh đạo các thôn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng và đồng lòng tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM.
- Đài tuyền thanh xã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phổ biến mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và hiệu quả của đề án. Vai trò và nhiệm vụ của người dân trong công tác xây dựng NTM.
- MTTQ và đoàn thể xã tổ chức các cuộc họp, vừa nói chuyện chuyên đề, vừa lồng ghép, họp tổ, họp nhóm ở các thôn phổ biến nội dung về xây dựng nông thôn mới để nhân dân tiếp thu, bàn bạc thực hiện, việc nào làm trước, làm sau theo lộ trình của Ban chỉ đạo cấp trên đề ra.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền ở địa bàn xã được triển khai thực hiện thường xuyên liên tục, đảm bảo nội dung, đúng định hướng, đa dạng, phong phú sáng tạo về hình thức, phù hợp với đối tượng, chú trọng vào số lượng và chất lượng thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các phong trào thi đua được phát động sâu rộng, làm rõ được yêu cầu cấp thiết, những đặc trưng, nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp huy động nguồn lực và thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới góp phần lớn vào việc thay đổi nhận thức của người dân trong quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.