- Những hạn chế của mô hình:
3. 2 Các đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân KTHS.
5.2. Khuyến nghị.
Để nghề KTHS của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới phát triển bền vững, một
số nhiệm vụ trọng tâmđáng lưu ý cần thực hiện đó là:
- Tỉnh cần xây dựng Đề án với các giải pháp cụ thể để điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền, ngư cụ, cơ cấu nghề khai thác ven bờ sang nghề khai thác xa bờ hoặc nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ, du lịch... nhằm ổn định sản lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản. Quản lý chặt chẽ việc đóng mới tàu thuyền và cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, đồng thời duy trì và củng cố số tàu lớn
khai thác xa bờ.
- Thực hiện Đề án nghiên cứu đánh giá một cách chính xác trữ lượng hải sản
của vùng biển Khánh Hòa nhằm định hướng phát triển nghề KTHS một cách hợp lý.
Các dữ liệu thống kê nghề cá phải được cập nhật liên tục và chính xác theo các quy
định hiện hành. Quy định và kiểm soát chặt chẽ các khu vực, mùa vụ hạn chế khai thác một số loài hải sản có số lượng giảm sút.
- Tập trung và quan tâm đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 1585/QĐ- UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Chương trình
hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) về phát triển Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá chính xác kết quả Chương trình kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2006 - 2010 để đưa ra nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới phù hợp với
thực tiễn. Xây dựng Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh
Hòa đến năm 2020. Thực hiện tốt Quyết định 1245/QĐ-UBND ngày 11/5/2010 của
UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phân cấp quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tiếp tục đầu tư và quản lý hiệu quả các Dự án thí điểm thuộc ngành thủy sản đã triển
khai trong thời gian qua như: Rạn Trào (Vạn Ninh), Đầm Nha Phu (Ninh Hòa), Hòn Mun (Nha Trang) và tiếp tục nghiên cứu xây dựng các khu Bảo tồn biển.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân thực hiện chuyển đổi nghề không
còn hiệu quả sang các hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng
dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể trong nghề khai
thác, tổ chức các đội tàu theo nghề để khai thác có hiệu quả và giúp nhau trong sản xuất