Lý thuyết xây dựng các giải pháp PTBV nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 26 - 28)

Các giải pháp về phát triển bền vững nghề khai thác hải sản được căn cứ vào các mục tiêu phát triển trong tương lai nhằm điều chỉnh hành vi và hỗ trợ trong quá trình phát triển.Trong những năm gần đây, do năng suất khai thác giảm mạnh, nhu cầu thị trường ngày càng tăng cộng với các chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước

nên tốc độ tăng cường độ đánh bắt ở những vùng nước truyền thống ở nước ta nói

chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng tăng truởng rất nhanh. Tuy nhiên công tác định hướng phát triển không theo kịp tốc độ tăng truởng đã dẫn đến tình trạng nguồn lợi

ngày càng xấu đi, nguy cơ nguồn lợi cạn kiệt và suy thoái môi trường đang đến gần,

nhất là nguồn lợi ở những vùng nước ven bờ. Hiệu quả của công tác quản lý ngành ngày càng yếu và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình PTBV.

Có thể có rất nhiều cách để ngăn chặn xu hướng giảm sút nguồn lợi hải sản

cũng như chất lượng hệ sinh thái biển như: quy định vùng đánh bắt, mùa vụ đánh bắt,

kích cỡ tàu thuyền, ngư cụ, phương pháp khai thác...Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này còn nhiều hạn chế và đòi hỏi chi phí lớn. Gần đây nhiều quốc gia trên thế giới cũng như khu vực đã sử dụng các mô hình kinh tế - sinh học để xác định và phân bổ hạn ngạch khai thác cho từng đội tàu, từng vùng biển và từng đối tượng đánh

bắt nhằm sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn lợi sẵn có.

Đối với nghề cá Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề cá phát triển

muộn và có quy mô nhỏ. Đặc trưng quan trọng là nghề cá đa loài, do đó việc đánh giá

trữ lượng và khả năng khai thác của từng loài để xác định hạn ngạch khai thác hợp lý là

điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Do đó chúng ta cần lựa chọn những mô hình quản

lý nghề cá phù hợp và một trong những phương pháp để quản lý nghề cá một cách bền

vững là dựa vào các bộ chỉ số. Trong đó chọn một số chỉ số đặc trưng cho nghề, dễ thu

thập và mang tính thường xuyên. Dựa vào các chỉ số, các nhà quản lý có thể thấy được

mức độ phát triển của nghề và mức độ sử dụng bền vững nguồn lợi để có biện pháp điều chỉnh số lượng tàu thuyền cũng như cơ cấu nghề phù hợp. Bộ chỉ số sẽ bao gồm 4

nhóm chỉ số chính: kinh tế – xã hội – môi trường (nguồn lợi) và quản lý (thể chế

Các chỉ số quan trọng để thể hiện được mức độ phát triển ngành phải bao gồm

cả 4 nhóm nói trên và sự tác động qua lại của các chỉ số này phải được cân đối và điều

chỉnh hợp lý trong quá trình phát triển. Và để điều chỉnh các chỉ số này, cần phải có

những chính sách phù hợp trong từng giai đoạn. Các chỉ số thường cung cấp thông tin

về xu thế, mô tả một trạng thái hoặc có thể giúp các thành phần liên quan đến phát triển

bền vững và chúng hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách hệ thống, toàn diện và mạch lạc...Bộ chỉ số sẽ tạo nên một ngôn ngữ chung để trao đổi và xác định những điểm

giống nhau và khác nhau, ưu điểm và nhược điểm của các phương án phát triển và lựa

chọn những phương án phát triển tối ưu.

Với 3 nhóm chỉ số chính sẽ thể hiện rõ quá trình phát triển và các nhà quản lý sẽ căn

cứ vào đó đề ra các giải pháp phù hợp. Ví dụ: khi cường lực đánh bắt (tổng công suất tàu) tăng

lên sẽ làm cho chi phí đầu tư tăng lên và khi cường lực càng tăng, năng suất khai thác (CPUE)

càng giảm đi và dẫn đến lợi nhuận cho một đơn vị công suất sẽ giảm theo, ảnh hưởng lớn đến

hiệu quả kinh tế. Như vậy khi nhìn vào diễn biến của CPUE, các nhà quản lý sẽ có các giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp nhằm cắt giảm cường lực khai thác. Tuy nhiên việc cắt giảm cường lực khai thác sẽ làm

ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng (số lao động khai thác) và như vậy khi cắt giảm, các nhà quản lý phải có các giải pháp cân đối sao cho phù hợp với nguồn lợi vùng biển cũng như tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 26 - 28)