Căn cứ đề xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 50)

- Những hạn chế của mô hình:

3. 2 Các đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân KTHS.

4.1.1. Căn cứ đề xuất.

Căn cứ trên kết quả tính toán sản lượng bền vững tối đa (MSY), cường lực khai

thác bền vững tối đa (FMSY), hiệu quả kinh tế của các loại nghề chính theo tính toán ở

trên và tính chọn lọc của các loại ngư cụ. Đề xuất sắp xếp các loại nghề hợp lý nhằm

mục tiêu hướng tới bền vững cho nghề khai thác của tỉnh.

* Tính toán MSY cho nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa (mô hình Schaefer)

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa, sản lượng khai

thác của tỉnh trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 liên tục có chiều hướng gia tăng về số lượng. Song song với sự tăng trưởng về sản lượng khai thác thì cường lực

khai thác của tỉnh Khánh Hòa cũng tăng mạnh trong thời gian này (Bảng). Tuy nhiên sự tăng trưởng về sản lượng KTHS không tương xứng với mức tăng cường lực khai thác

dẫn đến sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực (CPUE) trong giai đoạn này cũng giảm rất nhanh.

Bảng 6: Năng suất khai thác hải sản trong các năm 2005 - 2009

Năm Tổng SL khai thác (tấn) Tổng CS (cv) Năng suất

(Tấn/cv) 2005 66.190 216.775 0.305 2006 67.000 220.775 0.303 2007 66.872 218.935 0.305 2008 68.638 281.644 0.244 2009 72.301 357.505 0.202

Mô hình Schaefer (Schaefer, 1954 và Ricker, 1975) [9] cho rằng, khi các quần

thể trong hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng thì cường lực khai thác có quan hệ tuyến

tính với năng suất đánh bắt. Từ chuỗi số liệu trong bảng trên tiến hành xác định năng

suất khai thác cho một đơn vị cường lực (tấn/cv) cho thấy, tại Khánh Hòa trong giai

đoạn từ năm 2005 đến 2009 năng suất khai thác ngày một giảm khi công suất khai thác

ngày một tăng. Mối quan hệ này tuân theo phương trình (1) được thể hiện trong bảng

và biểu đồ 1

CPUE = - 0,00000076  F + 0,4683965 (1)

Trong đó: CPUE là năng suất khai thác trên 1 đơn vị cường lực (tấn/cv)

F là tổng công suất (cường lực) khai thác trong năm (cv)

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Công suất (cv) C P U E

Biểu đồ 1. Tương quan tuyến tính giữa CPUE và cường lực khai thác

Sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình Schaefer ta xác định được phương

trình quan hệ giữa sản lượng khai thác và cường lược khai thác của tỉnh Khánh Hòa (2)

Yield = - 0,00000076  F2 + 0,4683965  F (2)

Trong đó: Yield là sản lượng khai thác (tấn)

F là tổng cường lực khai thác (cv)

CPUE = - 0,00000076  F + 0,4683965 R2 = 0.98286898 R2 = 0.98286898

Sản lượng khai thác đạt cực đại khi đường cong Parabol đạt cực đại.

Kết quả tính toán cho thấy sản lượng khai thác bền vững tối đa của tỉnh Khánh

Hòa MSY= 72.169 tấn tương ứng với cường lực khai thác fMSY = 308.155 cv.

Như vậy theo kết quả tính toán công suất tàu thuyền tối đa của tỉnh để khai thác

sản lượng bền vững trên cơ sở tính toán là fMSY= 308.155cv. Hiện nay tổng cường lực

khai thác toàn tỉnh đã đạt 357.505cv, vượt trên 49.350cv. Vì vậy để đảm bảo khai thác

bền vững, cần khống chế cường lực khai thác hiện nay và giảm dần số lượng tàu thuyền

nhỏ ven bờ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)