Căn cứ đề xuất giải pháp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 58)

- Những hạn chế của mô hình:

3. 2 Các đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân KTHS.

4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.

Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý thuỷ sản tại xã, phường, số lượng thuyền trưởng, máy trưởng chưa đủ đáp ứng số lượng tàu thuyền hiện có của địa phương. Hiện

nay vấn đề đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho KTHS của tỉnh Khánh Hòa đã được

chú trọng. Số lượng thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu xa bờ đã được đào tạo tương đối đầy đủ. Tuy nhiên các thuyền trưởng, máy trưởng chủ yếu mới được đào tạo

về lý thuyết, trong phần đào tạo cần tăng cường thêm thực hành, đặc biệt là thực hành về cứu hộ, cứu nạn trên biển, sử dụng các loại máy móc, thiết bị được trang bị trên tàu.

Công tác quản lý nhà nước về ngành thuỷ sản ở từng địa phương vẫn còn nhiều

bất cập, chưa có cán bộ chuyên trách về công tác thuỷ sản ở một số địa phương có

ngành KTHS phát triển mạnh.

4.4.2. Nội dung giải pháp.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tại địa phương.

Trong phần đào tạo cần tăng cường thêm thực hành, đặc biệt là thực hành về cứu hộ,

cứu nạn trên biển. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập

tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động. Đào tạo về kỹ thuật cho ngư dân phát

triển KTHS xa bờ; Thường xuyên mở các lớp tập huấn về an toàn trên biển cũng như

phổ biến pháp luật cho ngư dân.

- Đối với các xã, phường trọng điểm nghề KTHS như: Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ,

Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường và Xương Huân (Nha Trang), Ba Ngòi, Cam Lập (Cam Ranh), Đại Lãnh,Vạn Thạnh (Vạn Ninh) cần có cán bộ chuyên trách về thủy sản nhằm

nắm bắt một cách chính xác, kịp thời về nghề cá của địa phương; trên cơ sở đó đề xuất

các biện pháp quản lý hiệu quả và tăng cường công tác khuyến ngư tại địa phương.

Từng bước hình thành và kiện toàn hệ thống cán bộ thủy sản chuyên trách ở từng địa phương có nghề KTHS phát triển và số lượng cộng đồng ngư dân đông ( Nha Trang,

Vạn Ninh) để theo dõi tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh nghề cá ở địa phương, hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động nghề cá thực hiện các chế độ

chính sách của địa phương và của Nhà nước.

4.4.3. Tính khả thi của giải pháp.

Khánh Hòa là tỉnh có số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ với số lượng khá lớn

so với cả nước, do đó nhu cầu đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng là tất yếu. Vì vậy giải pháp đào tạo tại chỗ là khả thi nhất và là địa phương có trường Đại học Nha

Trang - trường Đại học chuyên ngành về đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuỷ thủ,

thuyền viên... cho ngành KTHS cho cả nước.

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Nha Trang ở trên địa bàn Khánh Hòa

khá đông (Nuôi trồng, Khai thác) nếu tỉnh có chính sách thu thút để sinh viên đã tốt

nghiệp về công tác tại xã, phường có nghề KTHS thì đội ngũ cán bộ thuỷ sản không

thiếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)