Giải pháp về tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 57)

- Những hạn chế của mô hình:

3. 2 Các đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân KTHS.

4.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất.

4.3.1. Căn cứ đề xuất.

a. Đối với KTHS gần bờ.

Trên thực tế hiện nay nghề cá của tỉnh Khánh Hòa cũng đang nằm trong tình trạng chung của cả nước là tiếp cận tự do. Do đó tình trạng khai thác không có tổ chức

còn diễn ra khá mạnh và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn lợi hải

sản vùng biển ven bờ ngày càng cạn kiệt. Để phát triển nghề KTHS gần bờ một cách

bền vững cần có giải pháp tổ chức sản xuất mới dựa trên cơ sở cộng đồng.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với một số địa phương xây

dựng mô hình đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ và kinh nghiệm của một số nước trong

khu vực cho thấy đồng quản lý đã mang lại hiệu quả khả quan trong việc bảo vệ nguồn

lợi. Trên cơ sở các vùng biển đã được phân chia và phân cấp quản lý cụ thể nên việc

tiến hành mô hình đồng quản lý cho vùng biển ven bờ là cần thiết.

b. Đối với KTHS xa bờ.

Hiện nay trong tỉnh chưa có mô hình tổ chức sản xuất theo đội tàu hoàn chỉnh

mà chỉ là 1 nhóm nhỏ gồm anh em, dòng họ cùng nhau khai thác hải sản trên biển như:

Vĩnh Phước, Xương Huân. Các nhóm này hỗ trợ nhau trong quá trình KTHS như: cung

cấp nhiên liệu, nước uống, cứu trợ trong giông bão, vận chuyển sản phẩm về bờ....

4.3.2. Nội dung giải pháp.

a. Đối với KTHS gần bờ.

- Về tổ chức quản lý sản xuất dựa trên cơ sở cộng đồng:

Khi các tuyến biển đã được phân chia và phân cấp quản lý, tại mỗi cộng đồng ngư dân (nên chọn theo cấp xã, phường) cần thành lập các Chi hội quản lý nghề cá

cộng đồng hoặc Hợp tác xã nghề cá... Trên cơ sở chính quyền tạo điều kiện thuận lợi,

chủ quyết định các vấn đề liên quan đến nghề khai thác hải sản trong phạm vi vùng biển được giao trên cơ sở nguồn lợi đã được đánh giá; Bầu Ban quản lý có trách nhiệm tổ

chức và triển khai mọi hoạt động theo các nội dung, tiêu chí đã bàn bạc thống nhất. Các

tổ chức cộng đồng này sẽ thực hiện khâu hậu cần dịch vụ cung ứng nhu yếu phẩm cho

tàu thuyền, tiêu thụ sản phẩm, điều phối số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác

nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản của vùng biển do cộng đồng quản lý và khai thác.

- Về tổ chức cấp phép và quyền sử dụng mặt nước biển phục vụ nuôi trồng thuỷ

sản theo Nghị định 27/2004/NĐ-CP của Chính phủ:

Uỷ Ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT, Uỷ Ban

Nhân dân cấp xã và cộng đồng ngư dân tổ chức việc giao mặt nước biển cho các đối tượng được giao, hoặc thuê mặt nước biển theo giấy phép. Trường hợp mặt nước sử

dụng không đúng mục đích ghi trong giấy phép sẽ bị xử phạt hoặc thu hồi. Tiếp tục

triển khai mô hình chuyển đổi từ nghề khai thác gần bờ sang NTTS và nhân rộng các

mô hình có hiệu quả nhằm giảm bớt số lượng tàu thuyền ven bờ và giải quyết việc làm

cho các lao động dôi ra. Đối với các xã cửa sông nên có chính sách hỗ trợ vốn để cải

hoán tàu thuyền, chuyển dần ra xa bờ. Đối với các xã bãi ngang và vùng đảo nên có chính sách cho chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và các ngành dịch vụ khác.

b. Đối với KTHS xa bờ.

+ UBND các Huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Thị xã Cam Ranh và TP.Nha Trang chỉ đạo các UBND xã, phường có biển tổ chức họp dân, tuyên truyền, vận động nhân

dân về mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực để họ tích cực tham gia các hoạt động tổ

chức lại sản xuất, quản lý ngư trường nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống thiên tai, cứu hộ

cứu nạn, xây dựng các Tổ, Đội đánh bắt xa bờ để phát triển nghề cá bền vững. Mỗi tổ, đội được tổ chức từ 5-10 tàu thuyền cùng ngành nghề (trong gia tộc hoặc thôn, xã),

được trang bị đầy đủ hệ thống thông tin và các trang bị an toàn theo đúng tiêu chuẩn. Trong đội tàu sẽ có tàu luân phiên đưa cá vào bờ, chuyển nhiên, nguyên liệu ra biển

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí di chuyển ngư trường; giúp nhau

khi bị thiên tai, rủi ro trên biển. Mô hình này có thể làm thí điểm tại phường Vĩnh Phước, Vĩnh Trường (Nha Trang), Đại Lãnh (Vạn Ninh) và Ba Ngòi, Cam Lập (Cam

+ Thành lập các Hợp tác xã dịch vụ cho nghề KTHS nhằm giải quyết tốt khâu

tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng nguyên, nhiên liệu. Xã viên của các HTX là các chủ tàu góp vốn và bầu ra Ban chủ nhiệm cũng như Ban kinh doanh có năng lực cũng như uy tín. HTX sẽ là đơn vị chủ chốt trong việc liên kết 4 nhà: nhà nước - nhà khoa học - nhà sản xuất - nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh tình trạng ngư

dân bị ép giá khi sản lượng cao. HTX cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền

giáo dục và hỗ trợ ngư dân trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

+ Hiện nay các cảng cá: Hòn Rớ, Lương Sơn (Nha Trang), Đá Bạc, Bình Ba

(Cam Ranh), Đại Lãnh (Vạn Ninh) đã được đầu tư và khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên các tàu vào cảng chủ yếu là neo đậu và mua nhiên liệu với số lượng ít. Trong giai đoạn

tới cần tổ chức thu mua tại cảng cá này và tăng năng lực cung cấp nhiên liệu tại cảng

nhằm phục vụ không những cho tàu của tỉnh mà còn cho các tỉnh khác đang khai thác trên ngư trường Đông Nam Bộ.

+ Để bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi ngư dân khai thác xa bờ, việc kiểm tra chất lượng vỏ tàu, máy tàu, các thiết bị cứu sinh phải được thực hiện nghiêm ngặt khi đăng kiểm tàu cá.

+ Tỉnh cần phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong việc mở rộng quan hệ

quốc tế nhằm ký kết các Hiệp định khai thác trên vùng biển của các nước Indonesia, Malaysia...

4.3.3. Tính khả thi của giải pháp.

- Đối với KTHS gần bờ: Do đã có Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010

của Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 15/6/2010 phân chia vùng biển cho tỉnh quản lý nên việc tiến hành triển khai mô hình đồng quản lý là khả thi. Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa cũng đã có một số mô hình đồng quản lý có hiệu quả như: Rạn Trào - Vạn Ninh, Đầm

Nha Phu – Ninh Hòa, Hòn Mun - Nha Trang. Bộ Nông nghiệp &PTNT, các cơ quan

chuyên môn về ngành thuỷ sản cũng đã tiến hành nhiều Hội thảo và xây dựng các văn

bản hướng dẫn về đồng quản lý nên việc tiến hành tại các địa phương trong tỉnh sẽ được thực thi.

- Đối với KTHS xa bờ: việc tổ chức thành các đội tàu là nhu cầu tất yếu nhằm

trữ lượng hải sản xa bờ, đáp ứng nhu cầu mong mỏi của ngư dân. Do đó việc tổ chức thành các Đội tàu là hợp lý và mang tính khả thi cao.

Đặc biệt, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ - Khai thác Hải sản biển Đông

(thuộc Tổng Công ty Hải sản biển Đông) đã xây dựng đội tàu công ích làm dịch vụ hậu

cần nghề cá ở vùng biển Trường Sa - DK1 và Khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại đảo Đá

Tây - Trường Sa, với các dịch vụ hậu cần cho các tàu đánh bắt hải sản xa bờ của ngư

dân hoạt động ở vùng biển Trường Sa - DK1. Các dịch vụ phục vụ của Công ty bao

gồm: Cung ứng nhiên liệu theo đúng giá Nhà nước quy định tại đất liền; cung cấp nước

ngọt miễn phí; sửa chữa tàu thuyền miễn phí tiền công; bố trí nơi nghỉ ngơi cho tàu

thuyền vào tránh trú bão; chăm sóc y tế; cung ứng lương thực, thực phẩm bằng giá mua

tại đất liền; trao đổi, mua bán và vận chuyển sản phẩm hải sản về đất liền theo giá thỏa

thuận; cung cấp các dịch vụ văn hóa tinh thần do đơn vị tổ chức... Đây là những dịch vụ

rất cần thiết cho hoạt động của ngư dân khai thác hải sản xa bờ tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh khác trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)