Nguồn vốn SXKD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh (Trang 34 - 35)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.2Nguồn vốn SXKD

Do là DNNVV nên nguồn vốn tự có của DN sẽ không đủ để cung ứng, trang trải cho toàn bộ các hoạt động SXKD của DN, do đó DNNVV phải có nguồn vốn vay ở bên ngoài từ các tổ chức tín dụng. Các DNNVV do khả năng tích lũy thấp, nên các phương án đầu tư thường cũng chủ yếu dựa vào vay tín dụng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức. Hiện nay, các cơ chế, chính sách về tín dụng đối với nền kinh tế (trong đó có DNNVV) đã được ban hành tương đối đồng bộ, các quy định của Ngân hàng Nhà nước không còn sự can thiệp hành chính đối với việc cho vay của tổ chức tín dụng; tổ chức tín dụng được tự chủ xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng cho các DNNVV phù hợp với quy định của pháp luật. Cùng với hình thức cho vay truyền thống, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành cơ chế về các hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng mở rộng các kênh cấp tín dụng cho các DNNVV phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam. Nhiều ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã triển khai nhiều phương thức hỗ trợ tín dụng thích hợp hơn với đối tượng DNNVV, thành lập các phòng chuyên môn để đảm trách công việc này.

Về Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: Hiện tại có 9 Quỹ được thành lập tại các địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Yên Bái, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh

Phúc, Bình Thuận, Bắc Ninh, Hà Giang, trong đó chỉ có 3 quỹ chính thức hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của các quỹ này còn yếu và thiếu. Hiện nay, Bộ Tài chính đang đánh giá việc triển khai lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng, trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ở các địa phương. Tình trạng thiếu vốn hoặc không có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến của các DNNVV hiện nay. Ngoài phần vốn tự có, các doanh nghiệp thường huy động từ gia đình, người thân, bạn bè hoặc vay ngân hàng. Mặc dù các Tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc cung ứng tín dụng cho DNNVV nhưng khó khăn trong việc xử lý các vấn đề tài chính vẫn là khó khăn nổi trội của các DNNVV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh (Trang 34 - 35)