DNNVV Khi tham ra thị trường sẽ có nhiều cơ hội đối với thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
- DNNVV có cơ hội mở rộng thị trường, nắm bắt thị trường là vấn đề sống còn của DN. Trong thời gian nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng như hiện nay, DNNVV đang tập trung vào thị trường nội địa đã bỏ trống trong suốt thời gian qua, DNNVV của Việt nam đã có những chương trình phù hợp nhằm lấy lại lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Việt nam đã gia nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, WTO đã tạo điều kiện cho các DNNVV mở rộng thị trường sang các nước thành viên và được đối xử bình đẳng theo các nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), quy chế đối xử quốc gia ( NT) của các nước thành viên. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho DNNVV đa dạng hoá thị trường tiêu thụ SP, khai thác thị trường mới để mở rộng SXKD, và qua đó cũng học hỏi được kinh nghiệm, khai thác thông tin, thị hiếu tiêu dùng, tiếp cận được những công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến của các nước mà DNNVV có tham gia vào thị trường tiêu thụ.
- DNNVV được đối xử bình đẳngtrong hoạt động cung ứng SP hàng hoá, dịch vụ. Tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế trong quá trình hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi nâng cao vị thế của DNNVV, các DN sẽ được đối xử bình đẳng trên trường quốc tế, tránh được sự phân biệt đối xử giữa các nước lớn và các nước bị xem là chưa có nền kinh tế thị trường thực thụ ( phi thị trường). Các tranh chấp giữa các DN sẽ được giải quyết công bằng theo luật pháp quốc tế, tránh được thiệt hại cho các DNNVV của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt nam phải thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, cải cách môi trường kinh doanh trong nước, đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo cam kết của các tổ chức kinh tế mà chúng ta tham gia. Do vậy, DNNVV sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động SXKD nhờ lợi ích mà các chính sách mang lại, nó giúp cho
DNNVV rút ngắn được thời gian, dễ dàng trong việc tiếp cận các dịch vụ công ... trong quá trình tổ chức, hoạt động SXKD.
- DNNVV muốn tồn tại và phát triển thì phải năng động, sáng tạo hơn, không ngừng vươn lên vì thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. DN phải tích cực ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng SP hàng hoá, dịch vụ để thu hút người tiêu dùng và hạ giá thành SP. Trong xu thế hội nhập, các DN làm ăn kém hiệu quả, không có sáng tạo, đổi mới thì nhất định sẽ bị đào thải, do đó nó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy các nhà quản trị DN năng động hơn trong cơ chế thị trường.