Mô hình kinh tế lượng phân tích vốn vay của các DNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh (Trang 42 - 46)

- Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương tiện

2.2.3.1Mô hình kinh tế lượng phân tích vốn vay của các DNN

a. Cơ sở để xây dựng mô hình

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả các công trình nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu mà tác giả đề tài đề xuất, dựa trên biến phụ thuộc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu các biến độc lập thay đổi. Tác động của một biến độc lập sẽ ảnh hưởng như thế nào tới biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được miêu tả ở sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Mô tả lý thuyết về các biến trong mô hình

( Các nhân tố tác động đến hoạt động phát triển SXKD của DNNVV)

Nhân tố kinh tế (NTKT) Nhân tố môi trường pháp lý

(NTPL) Nhân tố đặc điểm Quyết định cấp vốn vay của TCTD (QDCapVV) Phát triển SXKD của các DNNVV (PTSXKD) Nhân tố kinh tế (NTKT)

Nhân tố môi trường pháp lý (NTPL) Nhân tố đặc điểm doanh nghiệp ( DDDN) Quyết định cấp vốn vay của TCTD (QDCapVV) Phát triển SXKD của các DNNVV (PTSXKD)

Nguồn: Trần Thị Việt Hồng (2009), “Tín dụng ngân hàng với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Qua sơ đồ mô tả lý thuyết, tác giả đề tài sẽ cụ thể hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động SXKD của DNNVV, và nhu cầu về nguồn vốn cho việc PTSXKD của DNNVV tại Quận Bình Thạnh, theo sơ đồ 2.2 mà tác giả đề nghị nghiên cứu như sau:

Sơ đồ 2.2: Mô hình tác giả nghiên cứu đề nghị

b. Mô tả các biến trong mô hình

Cơ chế chính sách của Nhà nước

Nhân tố Pháp lý

Cơ chế chính sách của Nhà nước Thay đổi chính sách của Nhà nước

Nhân tố Pháp lý

Mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật Nhân tố kinh tế Đặc điểm doanh nghiệp Cạnh tranh Tỷ lệ lạm phát Lãi suất Tỷ giá

Hệ thống thuế & mức thuế Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực quản trị doanh nghiệp Trình độ nhân lực

Máy móc thiết bị, công nghệ Quảng bá & giới thiệu SP

Phát triển Sản xuất Kinh Doanh Của DNNVV ( lợi ích từ tiếp cận vốn vay từ

các TCTD)

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận

Vốn Vay Từ các Tổ Chức Tín dụng Quyết Định Cấp Vốn Cho Vay

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Sự minh bạch trong báo cáo tài chính Khách hàng thường xuyên của TCTD Tài sản đảm bảo vốn vay

Quy mô vốn sở hữu của DN Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận

Từ kết quả nghiên cứu ở trên, các biến số ảnh hưởng đến sự phát triển SXKD của DNNVV trong nghiên cứu này được xây dựng bởi các biến sau dây:

+ Biến phụ thuộc: là phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV, thể hiện rõ lợi ích khi tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp.

+ Biến độc lập: các biến độc lập được nghiên cứu trong mô hình thể hiện rõ từng biến sẽ tác động đến sự phát triển SXKD của DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh, như sau:

- Nhân tố pháp lý ( NTPL): bao gồm cơ chế chính sách của nhà nước; Thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi chính sách của nhà nước; Mâu thuẩn trong các văn bản pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV.

- Nhân tố kinh tế ( NTKT): thể hiện qua các yếu tố là: Cạnh tranh giữa các

DN; Yếu tố lạm phát; Lãi suất cho vay; Tỷ giá hối đoái; Hệ thống thuế và tỷ lệ thuế; Doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đặc điểm doanh nghiệp ( ĐĐDN): Thể hiện qua các yếu tố: Năng lực nhà quản trị doanh nghiệp; trình độ nguồn nhân lực của DN; Trang bị máy móc thiết bị công nghệ; Chiến lược quảng bá và giới thiệu SP.

- Quyết định cấp vốn vay của các tổ chức tín dụng ( QĐCVV): thể hiện qua

các yếu tố: Quy mô sở hữu của DN; Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận; tỷ lệ tăng trưởng doanh thu; sự minh bạch của báo cáo tài chính; Thái độ và tư cách người người vay; DN là khách hàng thường xuyên của TCTD; Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh; Tài sản đảm bảo vốn vay.

c. Thang đo sử dụng trong mô hình

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trong mô hình trình bày, xem từng nhân tố của biến độc lập sẽ tác động đến biến phụ thuộc, tác giả đề tài xây dựng thang đo, dùng để đo lường những khái niệm đã trình bày, và thang đo được xây dựng ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thang đo các khái niệm của mô hình nghiên cứu

Số TT THANG ĐO NHÂN TỐ PHÁP LÝ ( NTPL)

Mã biến Tên biến

1 PL1 Cơ chế chính sách của nhà nước 2 PL2 Thay đổi chính sách của nhà nước

3 PL3 Mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật THANG ĐO NHÂN TỐ KINH TẾ (NTKT) 4 KT1 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

5 KT2 Lạm phát của nền kinh tế

6 KT3 Lãi suất cho vay

7 KT4 Tỷ giá hối đoái

8 KT5 Hệ thống thuế và tỷ lệ thuế

9 KT6 Doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế

THANG ĐO ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP ( ĐĐDN) 10 ĐĐDN1 Năng lực nhà quản trị doanh nghiệp

11 ĐĐDN2 Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp 12 ĐĐDN3 Trang bị máy móc thiết bị công nghệ 13 ĐĐDN4 Chiến lược quảng bá và giới thiệu SP

THANG ĐO QUYẾT ĐỊNH CẤP VỐN VAY ( QĐCVV) 14 QĐCV1 Quy mô chủ sở hữu doanh nghiệp

15 QĐCV2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 16 QĐCV3 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

17 QĐCV4 Sự minh bạch của báo cáo tài chính 18 QĐCV5 Thái độ và tư cách người vay

19 QĐCV6 DN là khách hàng thường xuyên của TCTD 20 QĐCV7 Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh 21 QĐCV8 Tài sản đảm bảo vốn vay

THANG ĐO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH ( LỢI ÍCH KHI TIẾP CẬN ĐƯỢC VỐN VAY) 22 PTSX1 Mở rộng sản xuất kinh doanh

23 PTSX2 Mở rộng thị trường khách hàng 24 PTSX3 Sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận

Tất cả các biến quan sát đều được sử dụng thang đo Litkert để đo lường với 5 mức độ sau đây:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh (Trang 42 - 46)