3.2.2.1. Kiểm soát chặt chẽ chi phí giá vốn hàng bán:
Giá của các sản phẩm tăng lên không ngừng qua các năm gần đây do sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, lạm phát,… dẫn đến giá vốn hàng bán của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm 2010-2012, công tác quản lý, kiểm soát nhằm tiết kiệm chi phí của công ty có nhiều tồn tại. Giá vốn hàng bán lại là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên công tác kiểm soát chi phí ở khâu thu mua hàng hóa và các chi phí phát sinh trong quá trình lưu kho chưa tốt, dẫn đến làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy, công ty nên chú trọng cho công tác kiểm soát chi phí ở khâu này. Chi phí thu mua của công ty bao gồm chi phí ký kết hợp hợp đồng, chi phí chuyên chở, chi phí bốc dỡ hàng hóa, chi phí lưu kho bãi và bảo quản, chi phí nhân viên thu mua, nhân viên kiểm kho. Để giảm bớt chi phí kí kết hợp đồng nhân viên thu mua cần am hiểu hợp đồng, thỏa thuận rõ các điều khaonr, tiết kiệm chi phí đi lại, sửa đổi, bổ sung các điều lệ.
Trong chi phí thu mua thì chi phí vận chuyển, bốc xếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì đó là các bao hàng 50kg/bao. Do nội thành các xe tải chỉ được hoạt động sau 9h00 tối, nên công ty đã phải bỏ rất nhiều chi phí cho việc thuê nhân công chuyên chở bằng xe máy. Công ty không có mạng lưới tiêu thụ mà chỉ có một trụ sở và một kho thuê ở khá xa trụ sở, xe tải nhỏ và vừa còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào những ngày cao điểm.
Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng không ngừng qua các năm từ năm 2010- 2012. Tăng nhiều nhất là năm 2011, tăng 36,83% so với năm 2010. Việc phát sinh chi phí này làm giảm lợi nhuận, nhưng xét ở một góc độ khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho công ty. Vì vậy khoản chi này cần được lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với từng khu vực của thị trường, Chi phí bán hàng như: vận chuyển, bốc dỡ, tiếp thị, hoa hồng,.., phải phù hợp với định mức tiêu thụ sản phẩm.
Hiện tại công ty đang xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, nên chi phí cho công việc đi lại của nhân viên kinh doanh, phân tích thị trường ngày càng tăng. Một số cá nhân có thể taanjd ụng tài sản của công ty dùng cho mục đích cá nhân: gọi điện thoại đường dài, điện thoại di động phục vụ cá nhân,… việc kiểm soát những chi phí trên là rất khó. Vì vậy công ty cần xây dựng định mức cho mỗi nhân viên kinh doanh, nhưng trong thực tế chi phí luôn thay đổi, vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng. Công ty nên quản lý chặt ché hơn các khoản chi phí như: chi phí văn phòng, tiếp khách, hội nghị khách hàng, khai trương nhà xưởng, … nhằm giảm thiểu chi phí không cần thiết, tránh lãng phí tài sản của công ty. Ban lãnh đạo nên chú trọng hơn việc quyết định mua sắm các trang thiết bị tại các phòng ban, không nên gây lãng phí. Việc quản lý chi phí kinh doanh bao giờ cũng có nhiều khó khăn vì vậy giải pháp lâu dài là nâng cao ý thức tự giác, tiết kiệm, tận tình với công ty của toàn thể nhân viên. Thực hiện chính sách khen thưởng- kỷ luật hợp lí, tổ chức những chương trình sinh hoạt tập thể, tổ chức đi nghỉ dịp lễ để thắt chặt tình đoàn kết nội bộ.