phí và cốn kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu lợi nhuận được tính theo công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Do đó, để phân tích về chỉ tiêu lợi nhuận chũng ta cần phải đồng thời đi vào tim hiểu hai chỉ tiêu: doanh thu và chi phí. Để có cái nhìn khái quát về các chỉ tiêu này chúng ta dựa vào bảng sau:
Bảng 2: Bảng BCKQKD dạng so sánh ngang
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tiền +/-CL so với 2010 % Tiền +/-CL so với 2011 %
1. DTBH & CCDV 550.955.393.929 689.955.393.929 139.000.000.000 25,23 659.281.621.653 -30.673.772.276 -4,45 2. Các khoản giảm trừ DT _ _ _ _ _ _ _ 3. DTT BH & CCDV 550.955.393.929 689.955.393.929 139.000.000.000 25,23 659.281.621.653 -30.673.772.276 -4,45 4. Giá vốn hàng bán 542.237.660.255 678.479.806.626 136.241.146.371 25,13 648.417.074.539 -30.062.731.913 -4,43 5.LN gộp 8.717.733.674 11.475.587.303 2.757.853.629 31,63 10.864.547.114 -611.040.189 -5,32 6. DT HĐTC _ _ _ _ _ _ _ 7. CP TC 5.684.684.534 7.367.654.129 1.682.969.595 29,61 6.587.004.681 -780.649.448 -10,6 -Chi phí lãi vay 5.684.684.534 7.367.654.129 1.682.969.595 29,61 6.587.004.681 -780.649.448 -10,6 8. Chi phí QLKD 2.578.454.168 3.527.985.454 949.531.286 36,83 3.842.581.645 314.596.191 8,92
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tiền +/-CL so với 2010 % Tiền +/-CL so với 2011 %
HĐKD 11. Thu nhập khác _ _ _ _ _ _ _ 12. CP khác _ _ _ _ _ _ _ 13. Lợị nhuận khác _ _ _ _ _ _ _ 14. Tổng LN TT 454.594.972 579.947.720 125.352.748 27,57 434.960.788 -144.986.932 -25 15. thuế TNDN phải nộp 113.648.743 144.986.930 31.338187 27,25 108.740.197 -36.246.733 -25 16. LN sau thuế TNDN 340.946.229 434.960.790 94.014.561 27,25 326.220.591 -108.740.199 -25
2.2.3.1 Phân tích chỉ tiêu doanh thu
Qua bảng ta thấy toàn bộ thu nhập của công ty đều có nguồn gốc từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do vậy phân tích thay đổi của doanh thu thuần từ bán hàng cung cấp dịch vụ cũng chính là phân tích sự thay đổi của toàn bộ chỉ tiêu doanh thu.
Nhìn và bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu thuần của công ty biến động khá mạnh qua các năm, năm 2011 doanh thu thuần của công ty đạt
550.955.393.929 đồng tăng so với năm 2010 là 139 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 25,23% nhưng đến năm 2012 thì doanh thu thuần của công ty chỉ đạt
659.281.621.653 đồng giảm so với năm 2011 là 30.673.727.276 đồngtương ứng với mức giảm 4,45%. Như vậy, trong 3 năm qua, doanh thu thuần chỉ tăng bình quân 10,39%, dù vậy công ty cũng đã có mức tăng trưởng khá tốt. Vậy tại sao công ty lại có mức tăng như vậy? Như ta đã biết doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh thu thay đổi phụ thuộc vào cả khối lượng tiêu thụ lẫn mức giá bán của các sản phẩm. Theo báo cáo của tổng cục thống kê cho biết chỉ số giá bình quân của nhóm hàng lúa mỳ và các sản phẩm bánh kẹo năm 2011 so với năm 2010 là 1,085. Ta có phương trình:
1,2523=1,085*Iqt
nên ta suy ra
Iqt=1,1542
Như vậy nếu loại bỏ giá lúa mỳ tăng thêm thì thực chất doanh thu thuần của công ty chỉ tăng 15,42% và đây cũng chính là mức tăng của khối lượng tiêu thụ.
Còn trong năm 2012, chỉ số giá bình quân của nhóm hàng lúa mỳ và các sản phẩm từ bánh kẹo năm 2012 so với năm 2011 là 1,1. Ta có phương trình:
0,9555=1,1*Iqt
nên ta suy ra
Iqt= 0,8686
tức là năm 2012 khối lượng tiêu thụ của công ty đã giảm 13,14%. Đây là một sự sụp giảm đáng kể của công ty, mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng đó vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
Công ty không có doanh thu tài chính chứng tỏ công ty đã bỏ qua hoàn toàn hoạt động tài chính trong hoạt động của mình.
Công ty không có thu nhập khác chứng tỏ công ty không có bất cứ hoạt động thanh lý nhượng bán máy móc, phương tiện nào. Đây có lẽ là một điểm bình thường trong công ty thương mại.
2.2.3.2. Phân tích chi phí
2.3.2.2.1. Phân tích giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng khi phân tích chi phí phát sinh của công ty. Ta có thể nắm được khái quát tình hình biến động của giá vốn hàng bán trong các năm qua bảng 3 và biểu đồ.
Bảng 3: báo cáo KQKD đồng quy mô
Chỉ tiêu Năm 2010 (%) Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) DT BH& CCDV 100 100 100 Giá vốn hàng bán 98,42 98,34 98,35 LN gộp 1,58 1,66 1,65 CP QLKD 0,47 0,51 0,58 LN từ HĐKD 0,083 0,08 0,066
Như vậy ta có thể thấy giá vốn hàng bán của công ty không biến động
nhiều. Trong năm 2011 giá vốn hàng bán của công ty là 678.479.806.626 đồng
tăng so với năm 2010 là 136.242.146.371 đồng tương ứng với 25,13% nhưng
vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 25,23%. Điều này thật đáng khả quan trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ty đã sử dụng tính giá theo phương pháp FIFO nên việc chi phí giá vốn hàng bán tăng là điều dễ hiểu, vì chỉ số tiêu dùng đang không ngừng tăng lên.
Năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty là 648.417.074.539 đồng giảm
so với năm 2011 là 30.062.731.913 đồng tương ứng với mức giảm 4,45% cao
hơn 0,02% là mức giảm của doanh thu thuần. Việc tăng giá vốn hàng bán chủ yếu là do giá cả mặt hàng nhập vào tăng lên đã đẩy giá vốn tăng theo, cho thấy công ty chưa thực sự quản lý tốt chi phí giá vốn hàng bán.
2.2.3.2.2 Phân tích các chi phí khác
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của doanh nghiệp gồm toàn bộ là tiền lãi vay.
Trong năm 2011 công ty đã tăng tiền vay của mình nên tiền lãi vay phải trả tăng 1.682.969.595 đồng tương ứng 29,61% so với năm 2010. Dù kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, nhưng chưa nặng nề, các chính sách kích cầu của Chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khiến công ty vay được nhiều hơn, sử dụng tốt hơn đòn bảy tài chính. Tuy nhiên, trong năm 2012, dù đã nhận được các chính sách kích cầu của chính phủ nhưng nền kinhh tế trì trệ, khủng hoảng kinh tế quá nặng nề, đã khiến doanh nghiệp ngay lập tức giảm các khoản vay nên tiền lãi vay năm 2012 chỉ là 6.587.004.681 đồng, giảm so với năm 2011 tương ứng là 10,6%.
Chi phí quản lý kinh doanh
Theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được gộp thành chi phí quản lý kinh doanh. Năm 2011 tuy sản lượng bán hàng của công ty tăng mạnh 15,42% nhưng chi phí quản lý kinh doanh lại tăng rất mạnh 949.531.286
đồng, với mức tăng tương ứng là 36,83%. Mức tăng của chi phí quản lý kinh doanh cao hơn gấp 2 lần mức tăng của sản lượng.
Năm 2012 tốc độ tăng của chi phí quản lý kinh doanh giảm đi, chỉ tăng so với năm 2011 là 314.596.191đồng, tương ứng với mức tăng 8,92%. Điều này là do một phần sự khó khăn của kinh tế, doanh thu tăng chậm hơn so với chi phí, nên đến năm 2012, doanh nghiệp đã có những cải thiện trong công tác quản lý chi phí của mình. Tuy nhiên, với sự giảm của sản lượng và doanh thu tiêu thụ mà chi phí vẫn tăng lên, ta thấy công ty chưa có chính sách tốt trong công tác quản lý chi phí quản lý kinh doanh.