Qua phân tích về các khoản mục doanh thu và chi phí ở trên ta thấy lợi nhuận của công ty dù có những biến động nhưng vẫn tăng nhẹ qua các năm và sẽ tiếp tục hướng tới sự tăng trưởng bền vững do công ty đã có một thị trường tiềm năng để có một đầu ra lớn mạnh cũng như có một ban giám đốc quản lý tốt các khoản mục chi phí đầu vào.
Bảng 4: Bảng phân tích các chỉ số về lợi nhuận của công ty
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tiền +/- Tiền +/-
TTS bình quân (1) 87.636.120.128 94.469.671.549 6.833.551.421 96.605.089.219 2.135.417.659 VCSH bình quân (2) 8.254.970.087 9.063.448.638 808.478.551 9.569.402.895 505.954.257 LNTT (3) 454.594.972 579.947.720 125.352.748 434.960.788 -144.986.932 LNST (4) 340.946.229 434.960.790 94.014.561 326.220.591 -108.740.199 DT (5) 550.955.393.929 689.955.393.929 139.000.000.000 659.281.621.653 -30.673.727.276 ROS ( 3: 5) 0,082 0,084 0,002 0,066 -0,018 ROA (3:1) 0,52 0,61 0,09 0,45 -0,16
ROE (lợi nhuận
sau thuế) (4:2) 4,13
4,8 0,67 3,41
-1,39
2.2.4.1 Tỷ suất sinh lợi doanh thu- ROS
Theo bảng trên ta thấy các tỷ suất doanh lợi doanh thu bị biến động mạnh vào năm 2012. Năm 2010, 2011, tỷ suất này tăng nhẹ từ 0,082 lên 0,084, nhưng lại giảm mạnh đột ngột vào năm 2012 còn 0,066. Tức là năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 0,082 đồng LNTT còn năm 2011 thì cứ 100 đồng doanh thu công ty đã thu được 0,084 đồng LNTT. Đây là một con số khá ấn tượng với mặt bằng chung của nhiều nhóm ngành kinh tế. Điều này có được là do trong năm 2011 doanh thu của công ty tăng mạnh dù chi phí quản lý kinh doanh còn cao, do công ty mua sắm thêm phương tiện vận tải. Năm 2012 tỷ suất này giảm mạnh ở mức còn 0,066%, tức giảm 0,018% so với năm 2011. Tuy đây là mức giảm đáng lo của công ty nhưng không thể nào không xét tới tình hình kinh tế đang ngày càng khủng hoảng trầm trọng.Trong năm 2012 vì phải chi nhiều hơn cho ban kinh doanh để mở rộng thị trường cũng như giá vốn hàng bán tăng qua các năm thì các tỷ suất sinh lợi doanh thu nên được đánh giá lại.
2.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản- ROA
Chỉ tiêu này phản ánh cứ trong 100 đồng tài sản hiện có của DN thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tất cả các chỉ tiêu đều sụt giảm ở năm 2012, tăng nhẹ vào các năm trước. Năm 2011 cứ trong 100 đồng TS hiện có thì mang lại 0,61 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 0,09 đồng so với năm 2010. Còn trong năm 2012, cứ trong 100 đồng TS hiện có thì mang lại 0,45 đồng LNTT, giảm 0,16 đồng so với năm 2011. Ta có thể xem xét nguyên nhân của sự biến động này qua phương pháp phân tích Dupont:
LN trước thuế DT và thu nhập khác
ROA = X
DT và thu nhập khác Tổng TS bình quân
Năm 2010: 454.594.972 550.955.393.929 ROA = X 550.955.393.929 87.636.120.128 = 0,082% x 6,29 Năm 2011: 579.947.720 689.955.393.929 ROA = X 689.955.393.929 94.469.671.549 = 0,084% x 7,3 Năm 2012: 434.960.788 659.281.621.653 ROA = X 659.281.621.653 96.605.089.219 = 0,066% x 6,82
Như vậy ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm 2011 tăng 0,09% so với 2010 và năm 2012 giảm 0,16% so với năm 2011, ta thấy trung bình 3 năm thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng,nhưng biến động bất thường. ROS cũng không đều, tăng mạnh vào năm 2011 nhưng lại giảm nhanh vào năm 2012. Năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp tăng từ 6,29 lên 7,3; ROS tăng nhẹ, từ đó làm cho ROA của công ty tăng 0,09%. Năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm từ 7,3 xuống còn 6,82, ROS giảm mạnh, từ đó kéo ROA của công ty giảm 0,16%. Điều này cho thấy công tác tieu thụ sản phẩm và trình độ quản lý chi phí của công ty chưa tốt vào năm vừa qua.
2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE)
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ thực hiện của mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà công ty luôn theo đuổi, thể hiện trong 100 đồng VCSH mà công ty bỏ ra thì mang lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Theo bảng trên ta thấy năm 2010 cứ 100 đồng vốn CSH bỏ ra thì mang lại 4,13 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2011 con số này tăng lên là 4,8 đồng LNST và đến năm 2012 thì cứ 100 đồng vốn CSH bỏ ra thì chỉ thu được 3,41 đồng LNST. Đây là một con số kém hấp dẫn. Trong 3 năm qua ROE của công ty có nhiều biến động và nguyên nhân của sự biến động này được thể hiện qua các phương trình sau:
Lợi nhuận sau thuế RO E = Vốn chủ sở hữu LNST DT và TN khác Tổng TS bq ROE = X X DT và TN khác Tổng TS b.q VCSH bq Năm 2010: 340.946.229 550.955.393.929 87.636.120.128 ROE = X X 550.955.393.929 87.636.120.128 8.254.970.087 = 0,062 x 6,29 x 10,62 Năm 2011: 434.960.790 689.955.393.929 94.469.671.549 ROE = X X 689.955.393.929 94.469.671.549 9.063.448.638 = 0,063% x 7,3 x 10,42
Năm 2012:
326.220.591 659.281.621.653 96.605.089.219
ROE = X X
659.281.621.653 96.605.089.219 9.569.402.895
= 0,05% x 6,82 x 10,1
Như vậy tỷ suất lợi nhuận vốn CSH qua các năm thay đổi là do 3 nhân tố.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (st): tỷ số này của công ty sụt giảm mạnh
vào năm 2012 so với các năm trước. Điều này là do nền kinh tế và do công tác quản lý chi phí của donah nghiệp chưa tốt.
Ví dụ: Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty giảm làm cho ROE của công ty giảm
= (0,05% - 0,063%) x 6,82 x 10,1 = - 0,89%
Nguyên nhân chính của sự thay đổi của ROE còn do 2 nhân tố nữa là hiệu suất sử dụng tổng tài sản và số nhân vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính).
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Như đã phân tích ở phần trên hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty biến động nhiều trong 3 năm gần đây, nguyên nhân do chưa sử dụng tốt tài sản hiện có và phần nhiều là do doanh thu tiêu thụ giảm.
Ví dụ: Năm 2012 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm làm cho ROE của công ty giảm
= 0,05% x (6,82- 7,3) x 10,42 = - 0,25%
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Ví dụ năm 2012 hệ số này giảm làm ROE giảm = 0,05% x 6,82 x (10,1-10,42)
Tổng hợp sự tác động của 3 nhân tố thì năm 2012 ROE của công ty đã giảm đúng bằng - (0,89% + 0,25% + 0,11% ) = - 1,25%.
Như vậy ta thấy rằng hệ số ROE của doanh ngiệp giảm chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty giảm mạnh. Đây là một điều đang lo ngại về sau này và chỉ số ROE của công ty còn thấp hơn so với 1 số công ty cùng nhành khác.
2.2.4.4. Phân phối lợi nhuận của công ty
Công ty có kế hoạch phân phối lợi nhuận tùy theo các biên bản và điều lệ của công ty. Thông thường công ty thường công ty đều dành ra một khoản lớn để tái đầu tư phát triển (lợi nhuận tích lũy). Năm 2011 con số này là 1.951.922.500 đồng còn năm 2012 thì đã tăng lên là 2.386.883.290 đồng. Khoản lợi nhuận tích lũy chưa phân phối được dùng để dự phòng cho kết quả kinh doanh các năm sau, hoặc bổ sung quỹ đầu tư vào các hạng mục đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Do vậy trên bảng cân đối kế toán của công ty không trích các quỹ từ lợi nhuận chưa phân phối mà để gộp vào khoản mục lợi nhuận chưa phân phối.