Nhận xét chung từ tổng quan và những vấn đề cần phải tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 32 - 88)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4. Nhận xét chung từ tổng quan và những vấn đề cần phải tiến hành

nghiên cứu về rệp Myzus persicae hại cao lƣơng ngọt

- Cao lương ngọt là cây năng lượng sinh học tiềm năng của Việt Nam. Cho nên, bên cạnh công tác tuyển chọn giống và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thì việc nghiên cứu về rệp trên cao lương ngọt và biện pháp phòng trừ chúng là cần thiết để phát triển cao lương bền vững, phục vụ nhu cầu sản xuất xăng sinh học, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Các nghiên cứu về rệp Myzus persicae trên ngô ở nước ngoài được thực hiện tương đối đầy đủ từ nghiên cứu về thành phần, đặc điểm sinh vật học, cho đến các biện pháp phòng trừ chúng. Trong đó, nổi bật là các chương trình nghiên cứu tuyển chọn được những giống ngô có tính kháng rệp Myzus persicae cao và nhiều biện pháp sinh học trong phòng trừ rệp đem lại hiệu quả cao, bền vững.

Nhưng các nghiên cứu về rệp Myzus persicae trên cao lương ngọt chưa được mang tính chuyên sâu. Các tác giả mới xác định được thành phần các loài rệp trên cao lương ngọt và đánh giá hiệu quả phòng trừ chúng bằng một số thuốc hóa học mà chưa đánh giá được đặc điểm sinh vật học của nó khi nhân nuôi bằng thức ăn là cây cao lương ngọt. Chưa xác định được loài cao lương ngọt có tính kháng với rệp và cũng chưa nghiên cứu biện pháp IPM trong phòng trừ rệp hại cao lương ngọt.

- Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về rệp hại cao lương là hoàn toàn mới mẻ và chưa có ai tiến hành nghiên cứu từ xác định thành phần các loài rệp cho đến các đặc điểm sinh vật học và biện pháp phòng trừ chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu

- Cao lương ngọt Điện Biên (giống địa phương).

- Rệp hại cao lương ngọt và đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae trên cao lương ngọt.

- Thuốc bảo vệ thực vật (Actara 25WG và Vineem 1500EC).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: Vụ Xuân Hè 2013 – 2014

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của rệp hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae hại trên cao lương ngọt

- Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phòng trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp đến năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và hàm lượng đường của cao lương ngọt.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp xác định thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của các loài rệp hại cao lương ngọt của các loài rệp hại cao lương ngọt

- Địa điểm điều tra: Ruộng cố định tại Thị trấn Giang Tiên, các ruộng bổ sung ở phường Quang Vinh và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mỗi ruộng có diện tích tối thiểu ≥ 300 m2

.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp điều tra: theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNP`TNT) [1]. Các điểm điều tra được tiến hành theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm có diện tích 1 m2

.

Hình 2.1. Sơ đồ chọn điểm điều tra

- Chỉ tiêu theo dõi

+ Thành phần rệp: Định loại rệp theo khóa phân loại của Blackman R.L. et. al. (1984).

+ Mức độ phổ biến của mỗi loài rệp được đánh giá bằng tần suất bắt gặp trong quá trình điều tra:

lần bắt gặp cá thể của mỗi loài

Tần suất bắt gặp (%) = x 100 (CT1)

số lần điều tra Thang phân cấp mức độ phổ biến của sâu hại:

Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 26 - 50%: +++ phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: ++++ rất phổ biến + Diễn biến mật độ rệp trên cao lương ngọt:Được tính theo công thức (CT2):

rệp muội điều tra (con) Mật độ rệp (con/m2

) = (CT2)

diện tích điều tra (m2)

1

4 3

2

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae hại trên cao lương ngọt lương ngọt

2.4.2.1. Phương pháp nuôi rệp phục vụ cho thí nghiệm xác định đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae

- Bước 1 (Thu rệp ngoài ruộng): Thu rệp non và rệp trưởng thành từ các ruộng cao lương ngọt.

- Bước 2 (Nhân giống rệp): Thả rệp đã thu được vào lồng nuôi sâu giống. Trong lồng nuôi sâu có 20 cây cao lương ngọt không có sâu, bệnh ở giai đoạn từ 6 – 8 lá.

- Bước 3 (Bổ sung thức ăn cho rệp giống): Cứ sau 5 – 7 ngày bổ sung thêm các cây cao lương ngọt mới vào trong lồng nuôi rệp. Sau khi bổ sung cây cao lương ngọt mới từ 2 – 3 ngày thì lấy cây cao lương ngọt cũ không còn rệp ra khỏi lồng nuôi rệp.

- Bước 4 (Chuẩn bị cho thí nghiệm trong phòng): Trước khi tiến hành thí nghiệm 2 ngày, bắt 1 số rệp trưởng thành cho vào lồng nuôi rệp trong đó có 20 cây cao lương ngọt không có sâu, bệnh ở giai đoạn từ 6 – 8 lá để nuôi riêng.

- Bước 5 (Tiến hành thí nghiệm trong phòng): Ngày hôm sau thu 60 cá thể rệp non mới sinh (rệp 1 ngày tuổi) để phục vụ cho thí nghiệm trong phòng.

2.4.2.2. Tiến hành thí nghiệm

- Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp được tiến hành ở 2 điều kiện nhiệt độ khác nhau (25°C và 30°C). Ở mỗi điều kiện quan sát theo dõi 30 cá thể rệp.

- Cách tiến hành: Dùng bút lông thả 30 cá thể rệp non 1 ngày tuổi lên các lá cao lương ngọt sạch sâu bệnh đặt trong 30 hộp Petri (1 rệp/ 1 hộp). Bên dưới lớp lá cao lương ngọt là 1 lớp giấy thấm được thấm nước. Hàng ngày quan sát các đặc điểm của rệp Myzus persicae và cứ 2 ngày thay thức ăn mới cho rệp.

2.4.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Quan sát mô tả hình thái bên ngoài của các pha phát dục (rệp non, rệp trưởng thành).

+ Đo đếm kích thước của các pha phát dục (rệp non, rệp trưởng thành). - Tuổi của rệp hoặc chuyển pha phát dục từ ấu trùng sang trưởng thành

- Thời điểm rệp trưởng thành đẻ con và thời điểm rệp trưởng thành chết để xác định vòng đời và thời gian sống của rệp trưởng thành.

- Khởi điểm phát dục (to): Khởi điểm phát dục của rệp được tính theo công thức (CT3): t(o) = (n2t2 – n1t1)/(t2-t1) (CT3)

Trong đó:

t1 là: mức nhiệt độ thứ nhất trong nghiên cứu (t1 = 25oC) t2 là: mức nhiệt độ thứ hai trong nghiên cứu (t2 = 30oC) n1: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t1

n2: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t2

- Tổng tích ôn hữu hiệu để rệp hoàn thành 1 vòng đời (K): Được xác định theo công thức: K = n2(t2-to) (CT4)

- Tổng tích ôn hữu hiệu (Q) trong 1 năm của rệp được tính theo công thức 6 (CT5):

Q = 31(T1-to) + 28(T2-to) + 31(T3-to) + 30(T4-to) + 31(T5-to) + 30(T6-to) + 31(T7-to) + 31(T8-to) + 30(T9-to) + 31(T10-to) + 30(T11-to) + 31(T12-to) (CT5)

Trong đó:

T1…. T12 là: nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm to là: khởi điểm phát dục

- Số lứa lý thuyết trong 1 năm (Y) của rệp được tính theo công thức: Y = Q/K (CT6)

- Xác định sức sinh sản của rệp Myzus persicae: Sau khi rệp Myzus persicae trưởng thành đẻ cá thể đầu tiên, hàng ngày quan sát và dùng bút lông gạt đếm số lượng rệp non được đẻ ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.3. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phòng trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt

2.4.3.1. Nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt ở phòng thí nghiệm

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại có 5 cây, mỗi cây thả 10 rệp 2 ngày tuổi.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực tiêu diệt rệp trong phòng

- Công thức thí nghiệm

Công thức 1 (CT1): Đối chứng (phun nước lã) Công thức 2 (CT2): Phun Actara 25WG

Công thức 3 (CT3): Phun chế phẩm Vineem 1500EC

* Tiến hành thí nghiệm

- Bước 1 (Chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm):

+ 9 lồng nuôi sâu có kích thước cao 0,8 m; rộng 1,2 m và dài 1,0 m (3 công thức x 3 lần nhắc lại).

+ 45 chậu (kích thước cao 20 cm, đường kính 10 cm) trồng cao lương ngọt ở giai đoạn 6 – 8 lá.

+ Thuốc trừ sâu Actara 25WG và thuốc thảo mộc Vineem 1500EC; + 02 Bình phun tay

-Bước 2 (thả rệp lên cây cao lương ngọt và phun thuốc):

+ Dùng bút lông tiến hành thả lên mỗi cây cao lương ngọt 10 rệp 2 ngày tuổi;

CT1 CT2 CT3

CT2 CT3 CT1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xếp các chậu cao lương ngọt đã thả rệp vào các lồng nuôi sâu riêng biệt (mỗi lồng là 1 ô thí nghiệm);

+ Tiến hành phun thuốc theo các công thức thí nghiệm;

Bước 3 (quan sát thí nghiệm):

+ Hàng ngày quan sát và đếm số rệp sống/chết ở mỗi công thức.

* Chỉ tiêu theo dõi:

Hiệu lực tiêu diệt rệp được tính theo công thức của Abbott (1925). Ca-Ta

M (%) = x 100 (CT7)

Ca

Trong đó: M: Tỷ lệ rệp chết (%)

Ca: Số rệp sống ở công thức đối chứng sau TN Ta: Số rệp sống ở công thức TN sau thí nghiệm

2.4.3.2. Nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật ở ngoài đồng ruộng

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 3 công thức được bố trí theo kiểu theo kiểu ô vuông la tinh với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô thí nghiệm: 5m x 10m = 50 m2. Tổng diện tích thực tế đang sử dụng cho thí nghiệm (không kể rãnh, lối đi và dải bảo vệ) 50m2/ô x 9 = 450 m2.

- Thuốc trừ sâu Actara 25WG với liều lượng pha 300 – 500g/ha và chế phẩm Vineem 1500EC.

- Thời gian phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, điều kiện thời tiết không mưa.

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ Dải b ả o v ệ CT1 CT2 CT3 CT2 CT3 CT1 CT3 CT1 CT2 Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ -Công thức thí nghiệm:

Công thức 1 (CT1): Đối chứng (phun nước lã) Công thức 2 (CT2): Phun thuốc Actara 25 WG Công thức 3 (CT3): Phun thuốc Vineem 1500 EC

* Quy trình kỹ thuật trồng cao lương ngọt

- Thời vụ gieo: vụ xuân hè

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch hàng.

- Khoảng cách: + Hàng cách hàng: 70 – 80 cm + Cây cách cây: 15 – 20 cm

- Lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 600 kg Ure + 600 kg supe lân + 224 kg KCl/1ha.

Phương pháp bón:

• Bón lót: 100% phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và lân kết hợp bón 1/6 N +1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5cm rồi bón.

• Thúc lần 1 (21 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 2 (42 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 3 (63 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 4 (84 ngày sau trồng), bón 1/6 N +1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 5 (105 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp hại cao lương ngọt được tính theo công thức Henderson–Tilton (1955).

Hiệu lực (%) = (1- Ta x Cb ) x 100 (CT8) Tb x Ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong đó:

Ta: Số rệp sống ở công thức thí nghiệm sau phun (1, 5, 14 ngày) Tb: Số rệp sống ở công thức thí nghiệm trước phun (1 ngày) Ca: Số rệp sống ở công thức đối chứng sau phun (1, 5, 14 ngày) Cb: Số rệp sống ở công thức đối chứng trước phun (1 ngày)

2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp Myzus persicae đến năng suất và hàm lượng đường trong cao lương ngọt Myzus persicae đến năng suất và hàm lượng đường trong cao lương ngọt

* Phương pháp xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao lương ngọt

Đếm số cây thực tế được thu hoạch trên mỗi ô trước khi thu hoạch sau đó cắt 10 cây của từng ô và xác định các chỉ tiêu sau:

- Khối lượng thân lá: Đem cân toàn bộ cả thân lá của 10 cây cao lương ngọt đã chặt.

- Khối lượng thân tươi: Chặt bỏ phần ngọn và róc bỏ hết lá rồi đem cân phần thân của những cây cao lương ngọt đã chặt.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Được tính theo công thức: P10 × mật độ cây/m2

NSLT (tấn/ha) = x10000 (CT9) 10

- Năng suất thực thu (NSTT): Cân toàn bộ số cây trên từng ô thí nghiệm * Phương pháp xác định hàm lượng đường trong cao lương ngọt

Đánh giá hàm lượng đường ở 3 thời kỳ: Trước trỗ, trỗ và thu hoạch Hàm lượng đường (đơn vị độ Brix): Tại thời điểm thu hoạch sau khi loại bỏ hết lá, bông cờ cắt 1 đoạn dài từ 1,5 - 2cm ở đốt thứ 5 từ ngọn xuống cho vào ép để lấy dịch ép sau đó đo hàm lượng đường bằng máy.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý Số liệu theo Excel 2007 và SAS.

- Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình Excel 2007 và trình bày trên Word 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của các loài rệp hại trên cao lƣơng ngọt tại Thái Nguyên cao lƣơng ngọt tại Thái Nguyên

3.1.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của các loài rệp hại trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên ngọt tại Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu đánh giá đã thu thập và xác định được 3 loài rệp xuất hiện và gây hại trên cao lương ngọt, chúng đều thuộc họ rệp muội (Aphididae) và bộ cánh đều (Homoptera) (Bảng 3.1.)

Bảng 3.1. Thành phần, mức độ phổ biến của rệp hại cao lƣơng ngọt ở Thái Nguyên trong thời vụ xuân hè năm 2013

TT Tên khoa học Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến

1 Sipha flava Nõn, lá +++

2 Aphis maydis Nõn, lá +++

3 Myzus persicae Nõn, lá ++++

Ghi chú: Nếu tần suất bắt gặp < 5%: + rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: ++ ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 26 - 50%: +++ phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: ++++ rất phổ biến

Qua bảng 3.1 ta thấy trong vụ xuân hè năm 2013 trên cây cao lương xuất hiện 3 loài rệp, trong đó có loài Myzus persicae xuất hiện nhiều nhất với tần suất bắt gặp rất phổ biến >50%; 2 loài Aphis maydis (Rhopalosiphum zeae) và

Sipha flava xuất hiện ít hơn với tần xuất bắt gặp phổ biến 26 – 50%.

3.1.2. Diễn biến mật độ rệp Myzus persicae qua các kỳ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 32 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)