Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 37 - 40)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3.Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong

trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt

2.4.3.1. Nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt ở phòng thí nghiệm

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại có 5 cây, mỗi cây thả 10 rệp 2 ngày tuổi.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực tiêu diệt rệp trong phòng

- Công thức thí nghiệm

Công thức 1 (CT1): Đối chứng (phun nước lã) Công thức 2 (CT2): Phun Actara 25WG

Công thức 3 (CT3): Phun chế phẩm Vineem 1500EC

* Tiến hành thí nghiệm

- Bước 1 (Chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm):

+ 9 lồng nuôi sâu có kích thước cao 0,8 m; rộng 1,2 m và dài 1,0 m (3 công thức x 3 lần nhắc lại).

+ 45 chậu (kích thước cao 20 cm, đường kính 10 cm) trồng cao lương ngọt ở giai đoạn 6 – 8 lá.

+ Thuốc trừ sâu Actara 25WG và thuốc thảo mộc Vineem 1500EC; + 02 Bình phun tay

-Bước 2 (thả rệp lên cây cao lương ngọt và phun thuốc):

+ Dùng bút lông tiến hành thả lên mỗi cây cao lương ngọt 10 rệp 2 ngày tuổi;

CT1 CT2 CT3

CT2 CT3 CT1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xếp các chậu cao lương ngọt đã thả rệp vào các lồng nuôi sâu riêng biệt (mỗi lồng là 1 ô thí nghiệm);

+ Tiến hành phun thuốc theo các công thức thí nghiệm;

Bước 3 (quan sát thí nghiệm):

+ Hàng ngày quan sát và đếm số rệp sống/chết ở mỗi công thức.

* Chỉ tiêu theo dõi:

Hiệu lực tiêu diệt rệp được tính theo công thức của Abbott (1925). Ca-Ta

M (%) = x 100 (CT7)

Ca

Trong đó: M: Tỷ lệ rệp chết (%)

Ca: Số rệp sống ở công thức đối chứng sau TN Ta: Số rệp sống ở công thức TN sau thí nghiệm

2.4.3.2. Nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật ở ngoài đồng ruộng

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 3 công thức được bố trí theo kiểu theo kiểu ô vuông la tinh với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô thí nghiệm: 5m x 10m = 50 m2. Tổng diện tích thực tế đang sử dụng cho thí nghiệm (không kể rãnh, lối đi và dải bảo vệ) 50m2/ô x 9 = 450 m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuốc trừ sâu Actara 25WG với liều lượng pha 300 – 500g/ha và chế phẩm Vineem 1500EC.

- Thời gian phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, điều kiện thời tiết không mưa.

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ Dải b ả o v ệ CT1 CT2 CT3 CT2 CT3 CT1 CT3 CT1 CT2 Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ -Công thức thí nghiệm:

Công thức 1 (CT1): Đối chứng (phun nước lã) Công thức 2 (CT2): Phun thuốc Actara 25 WG Công thức 3 (CT3): Phun thuốc Vineem 1500 EC

* Quy trình kỹ thuật trồng cao lương ngọt

- Thời vụ gieo: vụ xuân hè

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch hàng.

- Khoảng cách: + Hàng cách hàng: 70 – 80 cm + Cây cách cây: 15 – 20 cm

- Lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng + 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 600 kg Ure + 600 kg supe lân + 224 kg KCl/1ha.

Phương pháp bón:

• Bón lót: 100% phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và lân kết hợp bón 1/6 N +1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5cm rồi bón.

• Thúc lần 1 (21 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 2 (42 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 3 (63 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 4 (84 ngày sau trồng), bón 1/6 N +1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

• Thúc lần 5 (105 ngày sau trồng), bón 1/6 N + 1/6 K, rạch rãnh cách hàng 15cm, sâu 5 - 7cm bón phân, lấp đất và vun gốc nhẹ.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp hại cao lương ngọt được tính theo công thức Henderson–Tilton (1955).

Hiệu lực (%) = (1- Ta x Cb ) x 100 (CT8) Tb x Ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong đó:

Ta: Số rệp sống ở công thức thí nghiệm sau phun (1, 5, 14 ngày) Tb: Số rệp sống ở công thức thí nghiệm trước phun (1 ngày) Ca: Số rệp sống ở công thức đối chứng sau phun (1, 5, 14 ngày) Cb: Số rệp sống ở công thức đối chứng trước phun (1 ngày)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 37 - 40)