4. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp trên thế giới
1.3.1.1. Đặc điểm chung của rệp
Rệp là côn trùng thuộc họ rệp muội (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera). Đây là loài côn trùng đa thực hại trên 40 họ thực vật khác nhau (Blackman & Eastop, 2000) [10].
Rệp là loại côn trùng đặc biệt, chúng có 2 loại hình sinh sản (đơn tính và hữu tính). Hình thức sinh sản đơn tính của rệp diễn ra ở hầu hết các vùng khí hậu nhiệt đới và mùa hè ở các vùng ôn đới; ở hình thức sinh sản này là rệp cái trưởng thành đẻ ra con. Còn ở hình thức sinh sản lưỡng tính của rệp chỉ diễn ra ở mùa thu và mùa đông ở những vùng ôn đới và ở hình thức sinh sản này, rệp cái trưởng thành sau khi giao phối thì đẻ ra trứng và trứng sẽ nở thành rệp non vào mùa xuân năm sau (Blackman and Eastop, 2000) [10].
Ở các điều kiện khí hậu khác nhau, loại hình thức ăn và chất lượng thức ăn khác nhau thì vòng đời của rệp rất khác nhau. Vòng đời của rệp ở những điều kiện khác nhau dao động từ 15 – 50 ngày (Toba, 1964) [35].
Các giai đoạn phát triển của cây khác nhau, xuất hiện loại hình rệp khác nhau. Theo Suarez et al (1991) [34], sau trồng 2 – 3 tuần, rệp cái trưởng thành có cánh (alate) xuất hiện, sau đó 1-2 tuần rệp cái trưởng thành không cánh (aptera) mới xuất hiện và gây hại.
1.3.1.2. Phương thức gây hại và tác hại của rệp
Rệp thường tập trung ở các bộ phận non của cây để hút dịch, gây hiện tượng mất nước, làm cho cây bị héo và giảm khả năng sinh trưởng. Cây bị rệp hại kéo dài, làm giảm năng suất của cây. Sự gây hại của rệp còn làm biến dạng lá non và gây hiện tượng rụng hoa, rụng quả, thậm chí mất mùa.
Rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho nhiều loại cây trồng (Blackman & Eastop, 2000) [10]. Cả ấu trùng và rệp trưởng thành đều có khả năng truyền lan bệnh virus cho cây trồng, nhưng rệp trưởng thành hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều hơn nên khả năng lan truyền bệnh nhanh và nhều hơn so với ấu trùng rệp. Các loại bệnh virus chính do rệp lây truyền là: Potato Virus A (PVA), Potato Virus X (PVX), Potato Virus Y (PVY), Potato Virus S (PVS), Potato Leaf roll Virus (PLRV). Trong đó, hai loại bệnh virus PVY và PLRV làm giảm năng suất cây trồng từ 7,5 – 15,7% trong vụ thu và 44,0 – 52,2% và thậm chí đến 60% trong vụ xuân. Nếu hạt giống cây trồng bị nhiễm một trong hai loại bệnh virus này có thể làm giảm năng suất trên 50%, thậm chí còn bị thất thu.
1.3.1.3. Biện pháp phòng trừ rệp
Trong biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với rệp hại cây trồng, người ta khuyến khích sử dụng các giống kháng rệp hoặc sử dụng các thiên địch và biện pháp sinh học là biện pháp an toàn và bền vững nhất (Cloutier et al., 1995; Hapter, 2007) [13], [24]. Các kẻ thù tự nhiên như: các loài ký sinh (Aphidius, Diaeretiella, Ephedrus, Lysiphlebus, và Praon) (Pike et al., 2000) [28], loài bắt mồi ăn thịt thuộc họ Coccinellids, Syrphidfly và họ Chrysopids, các vi sinh vật gây bệnh cho rệp (Entomopathogenic) có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn, virus. Những loài này có tác dụng làm giảm số lượng rệp lên đến 68% (Karley et al., 2003) [25]. Biện pháp hóa học là phương sách cuối cùng trong phòng trừ tổng hợp (IPM) vì biện pháp này còn tiêu diệt những loài có ích (Godfrey and Haviland, 2003; Hapter, 2007) [23], [24]. Cho nên, biện pháp này chỉ sử dụng khi dịch hại có nguy cơ bùng phát gây thiệt hại kinh tế. Đối với rệp, ngưỡng gây hại kinh tế trên cây khoai tây ở New Brunswick là 25 con/1 lá kép (Edward, 2008) [18].
Có thể xử dụng bảng dính màu vàng để xác định hướng di chuyển và thời điểm di chuyển của rệp (Edward, 2008) [18].
Trên cây cao lương, có 6 loài rệp (Myzus persicae, Rhopalosiphum zeae, Silpha flava, Dysmicoccus brevipes, Striga hermonthica và Amblysellus grex) xuất hiện và gây hại (Abayo G.O. et al, 1996; Anderson D.M., et al, 1997) [8], [9]. Trong đó, 3 loài green bugs (Myzus persicae), corn leaf aphid (Rhopalosiphum zeae hay còn gọi là Aphis maydis) và rệp yellow sugarcane
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(Silpha flava) xuất hiện nhiều và gây hại nghiêm trọng nhất (Ralph E. Munson et al, 1993) [29].
Theo Toba (1964) và Edward (2008) [35], [18], trứng của rệp Myzus persicae hình elip. Lúc mới đẻ ra trứng có màu vàng hoặc màu xanh lá cây rồi chuyển dần thành màu đen. Trứng có chiều dài 0,6 mm và rộng 0,3 mm. Cơ thể rệp Myzus persicae trưởng thành có hình trứng và có chiều dài từ 1,2 – 2,5 mm. Rệp Myzus persicae có hai hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính).
Rệp Myzus persicae có 2 loại hình (có cánh và không cánh). Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc khan hiếm thức ăn, ấu trùng rệp Myzus persicae sẽ phát triển thành rệp trưởng thành có cánh và ngược lại (Blackman và Eastop, 2000) [10]. Vòng đời của rệp Myzus persicae dao động từ 18 – 50 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, vị trí địa lý và vòng đời của cây ký chủ (Toba, 1964) [35].
Mật độ rệp Myzus persicae trong mùa hè cao gấp 14 lần so với mùa đông. (Lauderdale, 2005) [26]. Sau trồng 2-3 tuần, thường rệp Myzus persicae trưởng thành có cánh (alate) xuất hiện, gây hại trước và sau 1-2 tuần tiếp theo rệp trưởng thành không cánh mới xuất hiện và gây hại (Suarez et al, 1991) [34].