Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 27 - 32)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp hạ

nông nghiệp ở Việt Nam

Theo kết quả điều tra côn trùng của Viện BVTV đã phát hiện được 9 loài rệp muội gây hại cây trồng ở Việt Nam (Viện BVTV, 2000) [7].

Đến 1996 khi điều tra trên 30 loại cây trồng tại các vùng ngoại thành Hà Nội, Quách Thị Ngọ đã thu được 25 loài rệp muội và xác định được tên 18 loài thuộc 2 họ phụ, chủ yếu là họ Aphididae. Trong đó, có một số loài phổ biến

Myzus persicae, Rhopalosilum maidis, Brevicoryne brassicae,… (Quách Thị Ngọ, 2000) [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.2.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của các loài rệp hại cao lương ngọt nhập nội và cao lương ngọt Việt Nam:

Gồm 3 loài (Aphis maydis, Myzus persicae và Sipha flava) xuất hiện và gây hại. Trong đó, 2 loài Aphis maydis và Myzus persicae xuất hiện rất phổ biến, còn loài Sipha flava xuất hiện ở mức độ phổ biến trên các giống cao lương ngọt đã đang được trồng ở phía Bắc Việt Nam.

1.3.2.2. Đặc điểm sinh vật học:

- Loại hình biến thái: Ở điều kiện khí hậu Việt Nam, cả 3 loài này đều thuộc loại biến thái không hoàn toàn, quá trình phát dục trải qua 3 giai đoạn. Trứng - ấu trùng – trưởng thành. Trong đó, pha trứng phát triển trong bụng mẹ nên rệp con mới sinh ra là tuổi 1; pha ấu trùng gồm 4 tuổi (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4). Tùy thuộc vào điều kiện sống (môi trường và thức ăn) mà rệp trưởng thành có một trong 2 loại hình cánh: không cánh và có cánh.

- Sự khác nhau về kích thước rệp giữa loại hình không cánh (aptera) với loại hình có cánh (alate): Ở tuổi 1, chiều dài và chiều rộng của loại hình rệp không cánh (aptera) nhỏ hơn so với loại hình rệp có cánh (alate). Bắt đầu từ tuổi 2 trở đi, kích thước cơ thể của loại hình rệp aptera lớn hơn so với loại hình alate.

- Nhịp điệu sinh sản của rệp Myzus persicae và rệpAphis maydis:

+ Rệp Myzus persicae có số lượng cá thể rệp non được sinh ra ở ngày thứ 1 và thứ 2 ít (chỉ đạt 2,43±0,31 đến 3,28±0,39 con/rệp mẹ, đối với loại hình aptera và đạt 1,34±0,15 con/rệp mẹ đến 2,36±0,28 con/rệp mẹ, đối với loại hình alate. Số lượng rệp con được đẻ nhiều nhất vào ngày thứ 3 và thứ tư, sau đó mật độ giảm dần và đến ngày cuối cùng của nhịp điệu sinh sản thì số lượng rệp non được đẻ ra chỉ còn 0,87±0,15 con/rệp mẹ (đối với loại hình aptera) và 0,82±0,21 con/rệp mẹ (đối với loại hình alate).

+ Rệp Aphis maydis có số lượng cá thể rệp non được sinh ra ở ngày thứ 1 và thứ 2 ít (chỉ đạt 2,43±0,31 đến 3,28±0,39 con/rệp mẹ, đối với loại hình aptera và đạt 1,34±0,15 con/rệp mẹ đến 2,36±0,28 con/rệp mẹ, đối với loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình alate. Số lượng rệp con được đẻ nhiều nhất vào ngày thứ 3 và thứ tư, sau đó mật độ giảm dần và đến ngày cuối cùng của nhịp điệu sinh sản thì số lượng rệp non được đẻ ra chỉ còn 0,87±0,15 con/rệp mẹ (đối với loại hình aptera) và 0,82±0,21 con/rệp mẹ (đối với loại hình alate).

1.3.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình phát sinh, phát triển và gây hại của rệp:

Nhóm nghiên cứu của các tác giả Bùi Lan Anh, Trần Ngọc Ngoạn,– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Hồ Thị Thu Giang – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xác định được: Các yếu tố thời tiết khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa) có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và gây hại của rệp, cụ thể:

- Đối với diễn biến mật độ của rệp hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên

năm 2012 thì yếu tố LƯỢNG MƯA có ảnh hưởng rõ rệt ở mức độ tin cậy 95% (P<0.05 và t Stat lớn hơn TINV = 1,99) và có vai trò quyết định đến mật độ rệp hại cao lương ngọt trên đồng ruộng nhiều hay ít; còn yếu tố nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng tới diễn biến mật độ rệp không rõ ràng. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến diễn biến mật độ rệp trồng thời vụ tháng 4 và thời vụ tháng 6 được thể hiện bằng phương trình hồi quy sau:

Y rệp (T4) = -20,91 – 0,52.LM Y rệp (T6) = 13,79 + 6,81.LM

Trong đó: T4, T6 là thời vụ trồng tháng 4 và tháng 6; LM là lượng mưa - Đối với vòng đời của rệp hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm

2013 thì yếu tố NHIỆT ĐỘ có vai trò quyết định (ảnh hưởng rõ ràng) đến thời gian sống (vòng đời) của rệp, cụ thể: Nhiệt độ càng cao thì vòng đời của rệp càng ngắn và ngược lại, cụ thể:

+ Ở nhiệt độ 25oC vòng đời của rệp Myzus persicae là 16,94±2,04 ngày (đối với loại hình rệp có cánh alate) và 15,69±2,17 ngày (đối với loại hình rệp không cánh aptera). Ở nhiệt độ 30oC, vòng đời của rệp Aphis maydis

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Rhopalosiphum zeae) là 15,49±2,17 ngày (đối với loại hình rệp có cánh alate) và 14,42±1,97 ngày (đối với loại hình rệp không cánh aptera).

+ Ở nhiệt độ 25oC vòng đời của rệp Aphis maydis (Rhopalosiphum zeae)

là 18,6±2,1 ngày (đối với loại hình rệp có cánh alate) và 17,6±3,1 ngày (đối với loại hình rệp không cánh aptera). Ở nhiệt độ 30oC, vòng đời của rệp Aphis maydis (Rhopalosiphum zeae) là 16,9±5,1 ngày (đối với loại hình rệp có cánh alate) và 16,2±2,9 ngày (đối với loại hình rệp không cánh aptera).

- Yếu tố NHIỆT ĐỘ có vai trò quyết định đến khởi điểm phát dục (to), tổng tích ôn hữu hiệu (K) để hòa thành 1 vòng đời và số lứa (Y) của rệp trong 1 năm, cụ thể: Trong điều kiện thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên năm 2012 thì kết quả thu được như sau:

+ Khởi điểm phát dục (to) của loại hình rệp Myzus persicae không cánh (aptera) là 8,07oC và của loại hình có cánh (alate) là 8,24oC. Tổng tích ôn hữu hiệu (K) để hoàn thành 1 vòng đời của rệp Myzus persicae loại hình không cánh (aptera) là 316,23oC và của loại hình có cánh (alate) là 337,06oC. Tổng tích ôn hữu hiệu (Q) trong 1 năm của rệp Myzus persicae loại hình không cánh (aptera) là 5.725,45oC và của loại hình có cánh (alate) là 5.663,4oC. Số lứa lý thuyết (Y) của rệp Myzus persicae loại hình không cánh (aptera) là 18,11 lứa/năm và của loại hình có cánh (alate) là 16,80 lứa/năm.

+ Khởi điểm phát dục (to) của loại hình rệp Aphis maydis không cánh (aptera) là 9,2oC và của loại hình alate là 8,4oC. Tổng tích ôn hữu hiệu để hoàn thành 1 vòng đời của rệp loại hình không cánh (aptera) là 336,96o

C và của loại hình alate là 365,04oC. Số lứa lý thuyết (Y) của rệp loại hình không cánh (aptera) là 15,77 lứa/năm và của loại hình alate là 15,35 lứa/năm.

Qua kết quả đã đạt được ở trên cho thấy, trong thực tế, số lứa của rệp Myzus

persicae và rệp Aphis maydis .

Mặt khác, trong quần thể rệp có cả hai loại hình (alate và aptera) cùng chung sống nên ta không phân biệt được rõ các thế hệ do loại hình nào sinh ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.2.4. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp trong phòng trừ rệp muội hại cao lương ngọt:

- Biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo, kết quả cho thấy: Các thuốc xử lý hạt giống (Cruiser Plus 312,5 FS, Oftanol T và Thiram), thuốc Cruiser Plus 312,5 FS có ảnh hưởng mạnh nhất đến rệp Myzus persicae, cụ thể:

+ Tổng thời gian sống của rệp ở các công thức xử lý hạt giống ngắn hơn so với công thức không xử lý hạt từ 14,65 – 43,31%.

+ Tổng thời gian đẻ trung bình của mỗi rệp cái trưởng thành ở các công thức xử lý hạt giống ngắn hơn so với ở công thức không xử lý hạt giống từ 20,64 – 53,61%.

+ Ở các công thức xử lý hạt giống, số cá thể rệp non (ấu trùng) trung bình được sinh ra từ rệp cái trưởng ít hơn so với ở công thức không xử lý hạt giống là 12,82 – 50,92%.

Như vậy, việc xử lý hạt giống cao lương ngọt trước khi gieo trồng có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa sự xuất hiện và gây hại của rệp đồng thời hạn chế việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ rệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn với sức khỏe con người và bảo vệ những loài có ích.

- Biện pháp ứng dụng dung dịch ngâm hạt xoan neem và chế phẩm trừ sâu thảo mộc Vineem 1500EC trong phòng trừ rệp Myzus persicae cho thấy: Cả 2 loại chế phẩm Vineem 1500EC và dung dịch ngâm hạt xoan Neem đều có hiệu quả phòng trừ rệp Myzus persicae nhanh và mạnh, cụ thể:

+ Chế phẩm Vineem 1500EC có hiệu lực phòng trừ rệp Myzus persicae

đạt 33,9 – 41,7% sau phun 1 ngày và 88,3 – 98,3% sau phun 7 ngày.

+ Dung dịch ngâm hạt xoan Neem có hiệu lực phòng trừ rệp Myzus persicae đạt 31,8 – 41,7% sau phun 1 ngày và 80,6 – 90,5% sau phun 7 ngày.

Như vậy, việc sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học trong phòng trừ rệp muội hại cao lương đạt hiệu quả nhanh và cao ngang với một số thuốc hóa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đang lưu hành trên thị trường. Đồng thời với biện pháp này góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn với sức khỏe con người và bảo vệ những loài có ích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)