Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 35 - 37)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2.Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae

lương ngọt

2.4.2.1. Phương pháp nuôi rệp phục vụ cho thí nghiệm xác định đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae

- Bước 1 (Thu rệp ngoài ruộng): Thu rệp non và rệp trưởng thành từ các ruộng cao lương ngọt.

- Bước 2 (Nhân giống rệp): Thả rệp đã thu được vào lồng nuôi sâu giống. Trong lồng nuôi sâu có 20 cây cao lương ngọt không có sâu, bệnh ở giai đoạn từ 6 – 8 lá.

- Bước 3 (Bổ sung thức ăn cho rệp giống): Cứ sau 5 – 7 ngày bổ sung thêm các cây cao lương ngọt mới vào trong lồng nuôi rệp. Sau khi bổ sung cây cao lương ngọt mới từ 2 – 3 ngày thì lấy cây cao lương ngọt cũ không còn rệp ra khỏi lồng nuôi rệp.

- Bước 4 (Chuẩn bị cho thí nghiệm trong phòng): Trước khi tiến hành thí nghiệm 2 ngày, bắt 1 số rệp trưởng thành cho vào lồng nuôi rệp trong đó có 20 cây cao lương ngọt không có sâu, bệnh ở giai đoạn từ 6 – 8 lá để nuôi riêng.

- Bước 5 (Tiến hành thí nghiệm trong phòng): Ngày hôm sau thu 60 cá thể rệp non mới sinh (rệp 1 ngày tuổi) để phục vụ cho thí nghiệm trong phòng.

2.4.2.2. Tiến hành thí nghiệm

- Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp được tiến hành ở 2 điều kiện nhiệt độ khác nhau (25°C và 30°C). Ở mỗi điều kiện quan sát theo dõi 30 cá thể rệp.

- Cách tiến hành: Dùng bút lông thả 30 cá thể rệp non 1 ngày tuổi lên các lá cao lương ngọt sạch sâu bệnh đặt trong 30 hộp Petri (1 rệp/ 1 hộp). Bên dưới lớp lá cao lương ngọt là 1 lớp giấy thấm được thấm nước. Hàng ngày quan sát các đặc điểm của rệp Myzus persicae và cứ 2 ngày thay thức ăn mới cho rệp.

2.4.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Quan sát mô tả hình thái bên ngoài của các pha phát dục (rệp non, rệp trưởng thành).

+ Đo đếm kích thước của các pha phát dục (rệp non, rệp trưởng thành). - Tuổi của rệp hoặc chuyển pha phát dục từ ấu trùng sang trưởng thành

- Thời điểm rệp trưởng thành đẻ con và thời điểm rệp trưởng thành chết để xác định vòng đời và thời gian sống của rệp trưởng thành.

- Khởi điểm phát dục (to): Khởi điểm phát dục của rệp được tính theo công thức (CT3): t(o) = (n2t2 – n1t1)/(t2-t1) (CT3)

Trong đó:

t1 là: mức nhiệt độ thứ nhất trong nghiên cứu (t1 = 25oC) t2 là: mức nhiệt độ thứ hai trong nghiên cứu (t2 = 30oC) n1: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t1

n2: vòng đời trung bình của rệp ở mức nhiệt độ t2

- Tổng tích ôn hữu hiệu để rệp hoàn thành 1 vòng đời (K): Được xác định theo công thức: K = n2(t2-to) (CT4)

- Tổng tích ôn hữu hiệu (Q) trong 1 năm của rệp được tính theo công thức 6 (CT5):

Q = 31(T1-to) + 28(T2-to) + 31(T3-to) + 30(T4-to) + 31(T5-to) + 30(T6-to) + 31(T7-to) + 31(T8-to) + 30(T9-to) + 31(T10-to) + 30(T11-to) + 31(T12-to) (CT5)

Trong đó:

T1…. T12 là: nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm to là: khởi điểm phát dục

- Số lứa lý thuyết trong 1 năm (Y) của rệp được tính theo công thức: Y = Q/K (CT6)

- Xác định sức sinh sản của rệp Myzus persicae: Sau khi rệp Myzus persicae trưởng thành đẻ cá thể đầu tiên, hàng ngày quan sát và dùng bút lông gạt đếm số lượng rệp non được đẻ ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên (Trang 35 - 37)