Chỉ đưa sự việc từ một góc nhỏ theo kiểu “thầy bói xem voi”, không

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 56 - 58)

- Quỹ đầu tư và quỹ tương hỗ

2- Chỉ đưa sự việc từ một góc nhỏ theo kiểu “thầy bói xem voi”, không

- Nội trong một tuần giữa tháng 3, VN-Index có 3 phiên giảm vào các ngày liên tiếp 14, 15 và 16/3, và ngay sau giờ giao dịch phiên ngày 14/3, một tờ báo điện tử có lượng độc giả lớn có ngay một bài bình luận với tựa đề “Cổ phiếu tại Việt Nam tuột dốc nhanh”. Điều đáng nói là trong 3 phiên giao dịch liên tiếp trước ngày 14/3, VN-Index cũng tăng liên tục mà không ai thấy lạ. Sang ngày 15/3, một tờ báo điện tử khác mô tả tình trạng thị trường với hàng tít: “Ồ ạt bán… để tháo chạy!”.

Sau khi VN-Index có một phiên giảm giá mạnh, hàng loạt báo đài và các bản tin truyền hình liên tiếp đưa tin về việc TTCK đang giảm. Truyền hình đưa hình ảnh các nhà đầu tư ngơ ngác cầm phiếu lệnh bán. Trong khi đó, mới một tuần trước, giám đốc một công ty quản lý quỹ tầm cỡ lớn nhất Việt Nam khẳng định trong một hội nghị đầu tư rằng, các quỹ do công ty này quản lý đang bán ra và nhiều quỹ đầu tư khác cũng đang làm như vậy. Nếu là một nhà đầu tư cá nhân mới chân ướt chân ráo vào thị trường, thử hỏi bạn có xanh mặt không? Nhưng ngay sau đó vài ngày, thị trường đã tăng trở lại, và các báo lại bắt đầu hô hào với những mỹ từ: Xanh rợp trời, con tim đã vui trở lại

Cảnh báo là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư nhắm mắt lao vào thị trường và không quan tâm mình mua gì và mua ở giá nào. Tuy nhiên, cảnh báo nên chỉ nói đến một vấn đề cụ thể của thị trường hơn là thẳng thắn nhận định rằng, thị trường là quá rủi ro, giá quá cao, tăng trưởng quá nóng… “Mưa dầm thấm lâu, dư luận sẽ tẩy chay TTCK nếu như những cảnh báo chỉ cho thấy mặt tiêu cực của thị trường mà không chỉ ra rằng, những tiêu cực đó chỉ là cá biệt. Rồi báo chí lại khuyếch đại những cảnh báo lên vài lần, nghe cảnh báo cứ như một kiểu đánh hội đồng”, giám đốc một công ty chứng khoán có trụ sở tại TP. HCM nói.

Vào đầu tháng 4, tổ chức Tài chính quốc tế IMF đã tính chỉ số P/E như thế nào khi tư vấn cho các cơ quan của Chính phủ và đồng thời dự báo sự sụt

giảm tới 30% của thị trường chứng khoán. Sự cố này có thể cho thấy, ngay cả các tổ chức lớn nước ngoài cũng hoàn toàn có thể nhìn nhận thiếu chính xác, không khách quan hoặc có thể không nói thật nhìn nhận của họ về thị trường.

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w