- Địa chỉ: 96 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội Phát hành 6 ngày trong tuần từ thứ
2.3 Báo Đầu tư Chứng khoán
Báo Đầu tư chứng khoán (ĐTCK) là một tờ thuộc báo Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây cũng là một trong 2 tờ báo in chuyên về chứng khoán tốt nhất hiện nay theo đánh giá của giới chuyên môn và người đọc (xem phần khảo sát ở cuối chương).
Ra đời và cùng phát triển với TTCK VN, tờ ĐTCK đã trở thành một ấn phẩm hàng đầu về chứng khoán và được đông đảo các nhà đầu tư ưa chuộng, với lượng phát hành không ngừng tăng, đặc biệt là trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên, do mỗi tuần phát hành 2 kỳ, tờ ĐTCK chưa có điều kiện để cung cấp, cập nhật thông tin hàng ngày cho độc giả.
Cũng giống như các tờ báo chuyên ngành khác, ĐTCK cũng tập hợp được một đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm cố vấn. ĐTCK cũng đã khá khôn ngoan trong cách lựa chọn hội đồng cố vấn và phản biện: một hội đồng có sự hài hoà giữa lý luận như: TS Đào Lê Minh - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (UBCKVN); TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cao cấp; hay về thực tế kinh doanh chứng khoán như ông Nguyễn Duy Hưng - chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), và thậm chí là một doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam: ông Dominic Scriven - Giám đốc điều hành Dragon Capital...
ĐTCK điện tử là một bộ phận của Trang tin điện tử Báo Đầu tư. Ngoài các thông tin từ báo viết ĐTCK, ĐTCK điện tử được bổ sung cập nhật thông
tin hàng ngày về hoạt động của TTCK Việt Nam phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Báo Đầu tư.
• Về nội dung:
Có thể thấy rõ thế mạnh của một tờ báo chuyên về tài chính - chứng khoán trong lượng nội dung tờ báo cung cấp cho bạn đọc. Hầu hết các chuyên mục trong đó đều nói về chứng khoán. Với những người quan tâm đến TTCK (vốn tăng lên từng ngày) thì đây quả là một tờ báo đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thông tin.
Hơn 60 trang báo (với hơn một nửa là thông tin quảng cáo) đã thể hiện được sự bề thế của một tờ báo 2 số/tuần. Các chuyên mục chính của ĐTCK bao gồm:
Tin tức: 2 trang
Xu hướng thị trường: 2 trang Tiêu điểm: 2 trang
Sự kiện và Bình luận: 6 trang Thị trường tự do: 3 trang
Diễn đàn chứng khoán: 2 trang Thông tin doanh nghiệp: 5 trang Môi trường kinh doanh: 1 trang Tài chính - Ngân Hàng: 5 trang
Doanh nhân và thương trường: 1 trang Chứng khoán Quốc tế: 1 trang
* Theo khảo sát: Số lượng các bài viết được phân theo khá nhiều thể loại khác nhau, tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của thông tin.
- Thông thường về nội dung trong một số báo ĐTCK bao gồm: Tin ngắn: 7 - 10%
Bài phỏng vấn: 7 - 10%
Bài viết của các chuyên gia: 5-10% Phổ biến kiến thức: 10%
Nhìn vào các chuyên mục ở trên có thể thấy rõ tờ báo đã đầu tư khá công phu cho nội dung của trang báo. Tất cả các lĩnh vực của đời sống tài chính - kinh tế nói chung và TTCK nói riêng đều được thể hiện khá sinh động và phong phú.
Tuy nhiên, do là một tờ báo tuần (2 số/tuần vào thứ Hai và thứ Năm), tờ báo không có điều kiện để cập nhật những thông tin mới, nóng về TTCK cho bạn đọc. Đây là một điều khá hạn chế bởi TTCK có một mức biến động khá nhanh. Đó là lý do vì sao tờ báo thiên nhiều hơn về hướng tạp chí và các bài viết phân tích, bình luận chiếm dung lượng áp đảo trên trang báo. Và đó cũng là lý do mà báo Đầu tư đã cho ra đời một phiên bản báo điện tử cho tờ ĐTCK của mình vào ngày 10/5/2007.
Đây là một động thái nhằm tạo một kênh thông tin hỗ trợ cho mặt hạn chế của phiên bản báo giấy và thu hút thêm nhiều độc giả đến với báo.
ĐTCK được coi là tờ báo có nội dung đáng tin cậy nhất hiện nay. Thể hiện ở số lượng người lựa chọn tờ báo này lên con số kỷ lục 91% theo khảo sát của người viết khoá luận.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thông tin trên trang báo ĐTCK cũng chính xác tuyệt đối.
Ví dụ 1: Vào giữa năm 2006, ĐTCK đưa tin công ty chứng khoán SSI sẽ có thưởng 20% bằng cổ phiếu cho cổ đông. Tuy nhiên sau đó thông tin này đã bị ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT công ty này bác bỏ trên một cuộc giao lưu trực tuyến sau đó.
Đầu tư Chứng khoán điện tử với các tên miền:
www.vir.com.vn www.baodautu.vn
www.dautuchungkhoanonline.com.vn www.dautuchungkhoanonline.vn
Ví dụ 2: Dưới đây là một phản hồi không tích cực từ một bạn đọc về mục Thị trường OTC của báo ĐTCK:
“Tôi đánh giá cao sự xông xáo và có rất nhiều bài viết mà tác giả Phúc Lân trên báo ĐTCK đã đóng góp cho báo ĐTCK và cho độc giả của TTCKVN. Tuy nhiên, với tinh thần góp ý mang tính xây dựng, tôi xin chia sẻ ý kiến cá nhân của tôi như sau:
Tôi thấy Phúc Lân vẫn lồng rất nhiều ý kiến chủ quan khi viết bài và cách dùng từ đôi khi nhạy cảm quá mức thiếu khách quan mà đối với TTCK là KHÔNG NÊN. Tôi rất bất ngờ khi đọc bài "Giá VF1 sắp biến động mạnh?" trên báo ĐTCK số 21 (337) ra ngày 22/05/2006 của Phúc Lân về cách lập luận cũng như cách dùng từ hơi dễ dãi.
Mở rộng chuyên mục Thị trường chứng khoán tự do do Phúc Lân phụ trách hàng tuần, tôi nhận thấy đây là 1 chuyên mục khó viết, khó có thông tin. Tuy nhiên, không biết hệ thống cộng tác viên về mảng OTC nhiều đến đâu và cách thức thu thập thông tin OTC đến mức nào mà đôi khi tác giả căn cứ vào các "nhóm môi giới tại HN", "nhóm MG tại TPHCM" để tự tin đưa ra các xu hướng biến động giá CP OTC. Hiện VN có hàng nghìn CTCP tức là có hàng nghìn CP OTC, danh sách cập nhật biến động giá OTC rất dài, khó thu thập chính xác nhưng lại rất ảnh hưởng đến tâm lý mua bán CP OTC của các nhà ĐT cá nhân thiếu thông tin để kiểm tra, đối chiếu chéo.
.... Xin nói thêm, ngay từ cái tựa của bài viết :"Giá VF1 sắp biến động mạnh?" tác giả đã gây chú ý lớn nơi người đọc.
Chữ "biến động": thử hỏi mọi người, sau khi đọc xong bài này thì có ai mà nói là giá của VF1 lại tăng (?), Tác giả muốn chứng minh là giá CK này là quá cao, là 'hy hửu'....
Còn chữ "sắp", nó rất khác với chữ "có thể", tác giả đã quá CHỦ QUAN khi đưa ra một nhận định về một CK, nhất là một nhận định có vẻ 'không tốt' và Báo TTCK lại cho đăng vào một thời điểm rất 'nhạy cảm' này.
Vậy tôi thích đọc lại tựa của bài viết này là "Giá VF1 sẽ giảm mạnh?" (lưu ý là có dấu chấm hỏi (?)”
• Về hình thức
Có thể khẳng định ĐTCK là một tờ báo được thiết kế hiện đại, bắt mắt: - Khổ báo A4 rất thuận tiện cho người đọc có thể mang theo mọi nơi. - Các kênh thông tin được sử dụng khá đa dạng và hiệu quả. Hầu như tất cả các bài viết đều có ảnh và được thiết kế theo đúng trật tự chuẩn của quy trình đọc: Ảnh – tít – sapo – bài.
Tuy nhiên, các kênh bảng biểu, box thông tin vẫn còn chưa được sử dụng nhiều. Số lượng chữ trên một bài viết vẫn còn hơi dài. Ngoài ra theo nhận định của một số người, giấy báo tuy đẹp nhưng rất dễ gây loá mắt, khó đọc vì giấy quá bóng.