Dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không giải thích cho độc giả:

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 59 - 60)

- Quỹ đầu tư và quỹ tương hỗ

4- Dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không giải thích cho độc giả:

ty nằm trong tay công ty này, nếu họ bán ra để có tiền mua YZX thì giá sẽ rớt ngay chứ đâu ở mức 11.000 tỷ đồng nữa.

Ở đây cũng xin nhận xét như thế này: Một người được gọi là chuyên gia thì chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành của ông ấy thôi. Vì thế một tiến sĩ chuyên về kinh tế phát triển có thể không là chuyên gia chứng khoán. Người viết báo cần phân biệt như thế để phỏi phỏng vấn sai đối tượng.

4- Dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không giải thích cho độc giả: giả:

Ví dụ 1: Bài viết trên VnExpress:

"Nóng" nhất trong phiên sáng nay là cổ phiếu sữa VNM, giá tăng 7.000 đồng đạt 150.000 đồng, khối lượng khớp lệnh hơn 439.500 đơn vị... Các blue-chip như SAM tăng giá 8.000 đồng, REE tăng 7.000 đồng, GMD tăng 7.000 đồng. (Blue-chip tăng giá; VNExpress, 9/1/2007)

 Không hề có một chữ giải thích blue-chip là cái gì nhưng cứ nói khơi khơi và đưa cả lên tít. Nếu không có từ điển trong tay thì chắc nhiều độc giả chỉ có nước dịch từng từ thành... "con chip màu xanh."

Ví dụ 2: Bài viết “Phiên giao dịch này có 19 cổ phiếu tăng giá trong đó 15 mã kịch trần nhưng cũng chỉ giúp VN-Index tăng được 0,22 điểm. Nguyên nhân là do VNM đứng giá và một số đầu tàu như REE, SAM, BBC,

DHA, GIL, TMS “cài số lùi”. Dù vậy, đỉnh mới của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 6 năm hoạt động đã được thiết lập với 15 cổ phiếu tăng trần hôm nay chủ yếu vẫn là những mã giá rẻ. Trong khi những “đại gia” ngất ngưởng mức “đầu 8, đầu 9” thì xu hướng đổ tiền vào các cổ phiếu “nhỏ” có vẻ được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ưa chuộng. Lượng dư mua trần ở những mã này vẫn rất lớn như

BBT (68,7 vạn), LAF (26,8 vạn), HTV (20,8 vạn), DPC (10,5 vạn).”

 Một bài bình luận tản mạn về vấn đề này thì có thể dùng những "ngôn ngữ nháy nháy" mà phóng viên thấy là phù hợp, nhưng nếu đưa tin thuần túy thôi thì làm sao với tin kinh tế, lại về chủ đề chứng khoán khá rắc rối, lại nói năng tự nhiên theo kiểu "chợ cá" này được? Trong khi đó, kiểu sử dụng thuật ngữ (dư mua trần, tăng trần) và mã công ty thì lại quá chuyên ngành. Chỉ nói REE, SAM, BBC, DHA, GIL, TMS... thì độc giả biết là công ty nào mà theo dõi. Ngay cả những hãng tin lớn chuyên về tin tài chính thì họ cũng phải viết rõ tên công ty rồi mới mở ngoặc cái mã. Không lẽ loại tin này chỉ dành cho những người chuyên kinh doanh cổ phiếu.

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w