Tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 42 - 50)

- Địa chỉ: 96 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội Phát hành 6 ngày trong tuần từ thứ

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

3.1.1 Tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán

Vào thời điểm năm 2000, vì thông tin chủ yếu cho bài viết chính là tường thuật diễn biến giao dịch, do vậy đa số phóng viên rất sợ đến trễ giờ bắt đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, người sợ trễ nhất lại là giới đầu tư. Để đặt được lệnh mua cổ phiếu, nhà đầu tư phải có mặt từ 4 giờ sáng ở các công ty chứng khoán để chờ giờ mở cửa. Giới đầu tư “sốt” lên như thế đã khiến cho một số tờ báo lập tức ra phụ trương chuyên về chứng khoán.

Tuy nhiên, cái khó cho phóng viên là viết cái gì khi số công ty niêm yết không vượt qua 5 đầu ngón tay. Đề tài cạn dần song không nguy hiểm bằng tình trạng nhiều NĐT giã từ cuộc chơi. Thị trường nguội dần, số lệnh mua ít hơn chào bán và tổng giá trị giao dịch chỉ vài chục triệu đồng. Có người nói đùa nhưng lại chính là sự thật đang diễn ra: “Tổng giá trị giao dịch một phiên trên thị trường chứng khoán không bằng doanh thu một ngày của chợ Bến Thành”. Mấy tháng sau, “chợ chứng khoán” vẫn chỉ có 4 mặt hàng trong khi số công ty chứng khoán đã vượt qua con số này. Ngược lại, giới đầu tư liên tục giảm đi khiến nhu cầu về thông tin giảm theo, đất dành cho tin chứng khoán co lại dần trên mặt báo.

Phóng viên chứng khoán phải viết thêm mảng đề tài khác mới có thể duy trì được chỉ tiêu tin bài và thu nhập. Một vài phụ trương chứng khoán phải tự “kết liễu” mình với tuổi thọ chưa đủ năm. Đến cuối năm 2003, chỉ số VN-Index tuột dần về gần mức khởi điểm (100 điểm), riêng cổ phiếu REE từ mức 60.000 đồng/cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá 10.000đồng/cổ phiếu. Đây là giai đoạn trầm lắng nhất của cánh phóng viên chứng khoán.

Năm 2006 đánh dấu sự hồi sinh và bùng nổ khủng khiếp của thị trường chứng khoán với chỉ số VN-Index tăng trưởng hơn 100%. Cuộc đua marathon cung cấp thông tin CK giữa các báo bắt đầu.

Người mở tài khoản chơi chứng khoán lên đến 100.000, các công ty niêm yết vươn lên con số 100. Nhu cầu thông tin về thị trường tăng lên nhanh chóng, chuyên mục chứng khoán có mặt hầu hết trên các báo và có lẽ chỉ có báo dành cho thiếu nhi là không có trang mục này thôi. Bỗng nhiên phóng

viên chứng khoán “có giá” lại. Song đa số phóng viên thường không tốt nghiệp chuyên ngành nên không ít lần trên mặt báo xuất hiện những từ chuyên ngành được gắn từ cằm ông này sang cằm ông nọ. Ở một toà soạn lớn, biên tập viên và phóng viên từng tranh cãi nhau về đề tài thế nào là sự khác biệt và giống nhau giữa cổ phiếu và cổ phần.

Thế rồi, sau một thời gian dài gần như buông lơi về chứng khoán, cuộc hoà nhịp lại với thị trường chứng khoán đối với báo giới khá hụt hơi. Đối thủ đáng gờm nhất với họ chính là những trang web của các công ty chứng khoán, các công ty tài chính…. trong cuộc đua cung cấp thông tin cho NĐT. Mỗi báo thường có từ 1-2 trang dành cho lĩnh vực này, tiếng riêng số chữ cũng chiếm hơn 1.200 chữ/ngày.

Các báo đều ý thức được chứng khoán là “điểm nóng” và ra sức dành đất, dành trang, thậm chí ra bản tin riêng để đáp ứng nhu cầu của người đọc, thì số lượng và chất lượng phóng viên không theo kịp cũng là điều dễ hiểu. Nhiều bạn đọc đã phát hiện những lỗi kiến thức trên các bài báo về chứng khoán, nhiều phóng viên đang viết bài với tư thế “người ngoài cuộc”, chưa thật sự cảm được nhịp đập thị trường mà chỉ “nói” qua những con số nhảy nhót trên màn hình. Thậm chí, đã xuất hiện những chỉ trích rằng, các báo không khai thác những trường hợp “thất trận” của nhà đầu tư để cảnh báo người chơi mới. Nhưng mấy ai biết, viết về đề tài này cực khó, bởi ra sàn, chỉ việc lân la hỏi “anh đã ném bao nhiêu tiền vào sàn” là “nhà đầu tư” đã cảnh giác, không trả lời, nói gì đến chuyện thừa nhận mình đã thua đau trên thị trường.

Có một thực tế là, các phóng viên không thể bỏ ra vài tháng ngồi yên để tập trung cho việc học, mà khả năng tiếp nhận và tiêu hoá kiến thức của họ thể hiện mỗi ngày qua từng bài báo. Phóng viên chứng khoán gặp nhiều khó khăn bởi họ không đủ tự tin để đưa ra bình luận hay nhận định về thị trường. Họ phải dựa vào các chuyên gia cũng không thể nhìn thấu đáo hành vi của

nhà đầu tư, nên không phải những gì họ phân tích đều sát với diễn biến của Vn-Index.

Nếu ai đã hoặc đang là NĐT chứng khoán, có thể người đó đã từng hoặc sẽ có một lúc nào đó tỏ ra bực bội khi đọc hoặc nghe một thông tin phân tích thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng mà theo bản thân mình là “lá cải”, được đưa ra bởi những người “không biết có đầu tư chứng khoán không mà viết lung tung”.

Tâm lý này sẽ lại càng phổ biến trong những trường hợp thị trường đang nóng lên rất nhanh và rất lạc quan, lại có ai đó đứng ra bảo “thị trường đang tiềm ẩn rủi ro”. Đây chính là một mặt trong lý thuyết về “cảm xúc trong thị trường tài chính” (emotions in finance), thể hiện sự thiếu “niềm tin” của các NĐT đối với những tin tức không được tốt đẹp lắm mà phương tiện truyền thông đưa ra.

May thay, sau một thời gian tăng trưởng quá sức tưởng tượng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi vào giai đoạn có tăng có giảm. Vì thế, các bài báo mang tính “cảnh báo”, mang tính phê phán “tâm lý bầy đàn” đã gần như biến mất. Những bài báo miêu tả thị trường như một canh bạc cũng đã giảm. Thay vào đó, báo chí đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà đầu tư bằng các tin thuần tuý sự kiện, thông số và các bài điều tra khá công phu về các chiêu thức kỹ thuật của một số công ty nâng giá cổ phiếu một cách giả tạo. Các báo bắt đầu có những bài bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trước những biện pháp cố tình ưu đãi cổ đông lớn. Ngay cả khi một báo trích lời một nhà đầu tư tài chính nước ngoài, nói thị trường sẽ giảm đến 30%, ngay lập tức có những bài viết khác đặt vấn đề về động cơ phát biểu, cơ sở phát biểu của nhà đầu tư ấy…

Sẽ đến lúc thị trường chứng khoán nước ta đi vào nề nếp, giao dịch sôi động nhưng giá cả chỉ biến động nhỏ như các thị trường khác. Lúc đó, thị trường sẽ đóng đúng vai trò của nó là cung cấp vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế.

Trước đây khi chưa có Internet, các tờ như Wall Street Journal đăng kết quả giao dịch hằng ngày, cả cổ phiếu, trái phiếu, những thông số cơ bản mà hầu hết đã được các công ty chứng khoán tính sẵn. Họ có một tin chung về thị trường, các tin về các công ty có cổ phiếu chịu biến động giá cao nhất. Nay phần lớn các NĐT truy cập thông tin loại này trên Internet vì nhanh hơn và tìm đúng thông tin mình cần tìm hơn.

Nhà đầu tư không chỉ đọc các trang chứng khoán để thu nhận thông tin cho mình. Tin họ cần nhiều lúc nằm ở các trang khác. Ví dụ, nhà đầu tư đã phân tích giá cả cổ phiếu của một công ty dựa vào những thông số đã có hay đã dự báo. Nay vì một sự kiện nào đó, ví dụ công ty X mất một khách hàng lớn vì khách hàng này phá sản, dòng tiền của công ty X bị ảnh hưởng, nhà đầu tư sẽ tiếp nhận thông tin này và điều chỉnh phân tích cổ phiếu X theo kịch bản mới.

Nhà đầu tư cũng cần những thông tin vĩ mô. Ví dụ giá cổ phiếu của các công ty thuỷ sản chắc chắn bị ảnh hưởng nếu tôm hay cá xuất từ Việt Nam bị kiện bán phá giả ở một thị trường nào đó. Giá xăng thả nổi sẽ ảnh hưởng đến đến các công ty tiêu thụ nhiều xăng dầu… Nhiều lúc một tin ở tuốt châu Phi lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì họ đang giữ cổ phiếu của một công ty có thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Phi.

Có thể nói, với đa số các tờ báo đại chúng, mọi chuyện sẽ trở về nhịp điệu trước khi chứng khoán tăng trưởng nóng. Điều khác biệt là người viết ở bất kỳ trang mục nào sẽ viết với ý thức tin tức của mình đưa ra công chúng sẽ có tác động lên giá cả cổ phiếu ở một khía cạnh nào đó, không ít thì nhiều.

Còn các tờ báo chuyên về kinh tế sẽ phải phân tích sâu tình hình hoạt động của các công ty niêm yết và sắp niêm yết, xem thử thực tế có gì khác với dự báo của công ty đưa ra cho đại hội cổ đông.

Giới truyền thông cũng nên phối hợp chặt chẽ với các trung tâm giao dịch chứng khoán, để trao đổi về những vấn đề nóng bỏng đang tác động lớn

suy thoái. Trước những “cái mốc” ấy, thông tin về thị trường, loại Cp, các công ty... luôn là vấn đề NĐT đặc biệt quan tâm.

Vào lúc này, có nhiều bài báo đã đề cập đến chuyện thị trường đang thanh lọc nhà đầu tư. Những người nào lấy tiền “cơm áo hàng ngày” của gia đình hoặc vay “nóng” đi chơi chứng khoán theo kiểu cầu may chớp nhoáng không chịu nổi “cú sốc” giảm giá, đều phải rút khỏi thị trường. Những nhà đầu tư quyết bám trụ thị trường sẽ phải nâng cao trình độ, tham gia các lớp học để học cách đọc các báo cáo tài chính, phân tích các chỉ số… nhằm có thể đưa ra quyết định đầu tư căn cơ hơn. Các phóng viên chứng khoán cũng tham gia các lớp học bài bản và chăm chỉ lên sàn, hoà mình vào dòng người đầu tư nhiều hơn để có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp.

Thách thức trong việc đưa tin về thị trường chứng khoán là rất lớn và ãe còn kéo dài, vì thị trường, cho dù đã chiếm đến 38% GDP của VN, được dự đoán sẽ tiếp tục ghi những kỷ lục mới với hàng loạt các đại gia, sẽ đấu giá và lên sàn trong năm nay. Các phóng viên và toà soạn cũng mong chờ có sự hỗ trợ tích cực hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trong việc “nâng cấp” chất lượng thông tin tuyên truyền tới bạn đọc.

Sẽ rất có ích cho các phóng viên nếu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức các buổi hội thảo mời các nhà báo và lãnh đạo toà soạn của nước ngoài đến thuyết trình về những nguyên tắc làm việc, cách thức họ xử lý khi thị trường gặp khủng hoảng cũng như lúc giá cổ phiếu lao thang ở nước của họ. Đặc biệt, kinh nghiệm xử lý thông tin trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, nơi có khá nhiều điểm tương đồng với VN, sẽ là một bài học quý giá góp phần trong hành trang “chiến đấu” với chứng khoán của các phóng viên trong thời gian tới.

Mặt khác, người cầm bút nên có thái độ xây dựng để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn, nhất là đứng trước một sự vật, hiện tượng còn quá mới. Đặc biệt, TTCK tại Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế quốc gia khi nó trở thành kênh huy động vốn ngày càng hiệu quả và nhanh

hơn so với bất kỳ kênh huy động vốn nào. Ngay từ lúc đầu chúng ta cần tập trung chăm lo, xây dựng để nó trở thành một “cỗ máy” tốt, một công cụ hoạt động hiệu quả để xây dựng nền kinh tế năng động hơn, nhờ khả năng huy động hơn, nhờ khả năng huy động vốn không giới hạn (có thể nói như vậy) của TTCK.

Bên cạnh đó, theo nhận xét của ông Dominic, chủ tịch quỹ đầu tư Dragon Capital thì các NĐT ở nước ngoài gần đây bắt đầu đọc báo chí Việt Nam để theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam và các tin tức liên quan. Tuy nhiên, họ chỉ có thể đọc những ấn phẩm bằng tiếng Anh. Trong khi đó, báo tiếng Anh ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là về chứng khoán.

Lúc đó, hy vọng giới đầu tư sẽ tin cậy báo chí như người bạn đường giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

* Các nguồn tin của phóng viên:

Vai trò của giới chuyên gia phân tích sẽ ngày càng thể hiện rõ trên các thị trường tài chính đang phát triển, vì không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được điều gì đang diễn ra. Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích và nghiên cứu sẽ là nguồn thông tin giúp các phóng viên giải thích hành vi thị trường trong bài báo của họ, đồng thời là nguồn tư vấn mua/bán “đáng tin cậy” (một lợi thế cạnh tranh mà các hãng tin tài chính tìm kiếm).

Tuy nhiên, quan điểm và tư vấn về thị trường của những chuyên gia phân tích này, ở góc độ nào đó, không thể lúc nào cũng khách quan. Họ hoàn toàn có thể thông qua phương tiện truyền thông để dẫn dắt sai thị trường.

Một nguồn thông tin quan trọng khác cho các phóng viên tài chính đến từ bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng của các công ty (bộ phận PR). Như vậy, giới truyền thông trên thị trường tài chính đang đứng trước một hệ thống quan hệ: họ cần thông tin từ các nhà phân tích, họ cần thông tin (và cả hợp đồng quảng cáo) từ các bộ phận PR của doanh nghiệp, nhưng họ

tức của họ, nghĩa là tin tức của họ phải vừa đáng tin cậy, lại vừa phải có nét độc đáo riêng.

Ngược lại, đôi khi công chúng đầu tư lại đặt niềm tin rất lớn vào những bài viết mà nguồn thông tin không đáng tin cậy. Đó là trường hợp của những bài viết mang tính đẩy giá cổ phiếu, “marketing” giúp cho một công ty nào đấy, nhằm mục đích trục lợi riêng cho bản thân tờ báo hay công ty truyền thông đó, cho người viết bài báo; hay đơn thuần là do tác giả bài viết đã không kiểm chứng một cách nghiêm túc các thông tin. Kết quả là có những cổ phiếu không đáng giá nhưng đã được giới truyền thông góp tay thổi phồng thành những cổ phiếu “nóng sốt”.

Trong lịch sử thị trường tài chính thế giới, cụ thể là của Mỹ và châu Âu, nhiều trường hợp còn phức tạp hơn rất nhiều, khi mà các công ty truyền thông (trong đó có những công ty cực kỳ nổi tiếng và rất uy tín) do một tập đoàn nào đấy sở hữu, và hành động vì lợi ích của tập đoàn và ban biên tập, với những kỹ thuật dẫn dắt thị trường bằng thông tin rất tinh vi.

Chính vì điều này mà xuất hiện một số NĐT trên thị trường quốc tế thường luôn tỏ ra nghi ngờ khi có một công ty công bố những thông tin rất tốt và được báo chí và các nhà phân tích đánh giá rất tích cực. Đây được gọi là hành vi phản ứng không đầy đủ với tin tức - “under-reaction”. Hiện tượng ấy, e rằng cũng sẽ lan đến Việt Nam.

* Các nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin

Dựa vào mức độ tiếp cận và cách ứng xử với thông tin, có thể tạm chia ra 6 nhóm đối tượng hưởng thụ thông tin trên thị trường chứng khoán: - Thứ nhất, là những NĐT phân tích rất kỹ mọi thông tin về công ty phát hành cổ phiếu, về công nghệ, về thị trường đầu vào và đầu ra, về các đối thủ cạnh tranh. Họ quyết định đầu tư theo thực chất của công ty. Đây là những nhà đầu tư biết bỏ tiền vào những công ty có triển vọng tốt, vì vậy họ giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.

- Thứ hai, những NĐT nghiên cứu rất kỹ thông tin của chứng khoán để thấy giá bình quân trong một thời gian dài. Khi giá tăng lên trên bình quân, họ tin là giá sẽ xuống, nên họ bán ra. Nhờ có nhiều người bán ra nên giá xuống. Ngược lại, khi giá xuống dưới mức bình quân, họ tin là giá sẽ lên,

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 42 - 50)