Nhóm thứ sáu là những nhà đầu cơ rất ngắn hạn Họ mua vào bán ra liên tục hàng ngày theo tin đồn nhanh, có khi sáng mua trưa bán Thị

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 50 - 52)

liên tục hàng ngày theo tin đồn nhanh, có khi sáng mua trưa bán. Thị trường gọi nhóm này là “gây nhiễu”.

Tất nhiên, không phải ai cũng kiên định theo một cách hành xử đã chọn. Và ranh giới giữa các loại trên không phải bao giờ cũng rõ ràng. Nhưng nếu quan sát thị trường thời gian qua, có thể thấy không ít người thuộc loại thứ baloại thứ sáu.

Chính vì chứng khoán là một lĩnh vực quá mới mẻ mà số đông các NĐT chưa có những hiểu biết thật sự sâu sắc về nó. Đó là lý do mà dạng NĐT a dua chạy theo số đông và đầu tư rất ngắn hạn theo các “tin đồn” vẫn

Bà Đường Thu Hương, Giám đốc Đối ngoại của IDG Ventures Vietnam - Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam tập trung vào ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đã từng phát biểu với báo chí: «Tôi nhớ một nhận xét rất hay của một nhà đầu tư nước ngoài khi khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam: “Các nhà đầu tư đang khiêu vũ với cô bé Lọ Lem. Cô gái ấy rất đẹp với xiêm áo lộng lẫy, với xe ngựa, người hầu. Nhưng đến 12h đêm, cô ấy mới trở lại là một người nghèo”. Nếu báo chí có thể thì hãy cảnh báo thời khắc 12h đêm ấy cho các nhà đầu tư. Báo chí là phản ánh sự thật cuộc sống, không phải là quyển truyện cổ tích nên cần viết đúng, viết thật. Chỉ có như vậy mới

chiếm số lượng khá nhiều. Trách nhiệm đưa tin và định hướng cho các NĐT đè nặng lên vai báo chí – kênh thông tin chuẩn mực và có trách nhiệm cập nhật liên tục diễn biến của thị trường.

Tuy nhiên, thực tế, cho đến nay, phần lớn giới truyền thông mới chỉ phản ánh về diễn biến của thị trường hàng ngày (tăng hay giảm), còn về mặt chuyên sâu, phân tích thì phần lớn phụ thuộc vào lời các chuyên gia phát biểu. Nhìn chung, các phương tiện truyền thông phản ánh về TTCK còn biểu hiện một chiều, mới thấy bề nổi, mặt ngoài của nó, còn mặt sau ít được để ý.

Sự tác động của các phương tiện truyền thông luôn luôn có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống kinh tế - xã hội, không chỉ riêng đối với TTCK. Nhưng trong thời gian vừa qua, nhất là từ quý III/2006, giới truyền thông ngày càng chú ý hơn đến diễn biến của TTCK, lượng phóng viên tham gia viết về lĩnh vực này ngày càng đông hơn. Viết về TTCK cũng đang là một lĩnh vực hot đối với nghề báo. Như chúng ta thấy, đến nay hầu hết trên các Báo Điện tử như VnExpress, Tuổi trẻ, Thanh niên, Sài Gòn Giải phóng, Tiền Phong, Lao động, Người lao động, Hà Nội mới, Nhân dân… đều có chuyên mục về TTCK. Ngoài ra, các phương tiện truyền hình, truyền thanh cũng có những chuyên mục về TTCK như: VTC1, HTV9, VTV, VCTV… Không những vậy những tờ báo chuyên viết về tài chính chứng khoán cũng đã ra đời và trở thành ngay lập tức có được một thành công nhất định như tờ Đầu tư chứng khoán của báo đầu tư, kênh InfoTV của Truyền hình cáp Việt Nam, Thời báo Đầu tư Tài chính Sài Gòn…

Việc giới truyền thông thâm nhập vào hầu hết các hoạt động của TTCK cho thấy, đây là mảnh đất quá mới so với nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, có rất nhiều khía cạnh của TTCK cần được khai thác triệt để.

Mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán và phổ cập kiến thức về thị trường này, thế nhưng thông tin trên báo chí không phải bao giờ cũng khách

quan, chính xác. Báo chí không phải là nguồn tin duy nhất cho những người chơi chứng khoán.

Dù thực sự rất có ý nghĩa với những người chưa có được nhiều thông tin về thị trường chứng khoán, nhưng thông tin trên báo chí không phải là tất cả. Nhất là với các nhà đầu tư dài hạn. Hầu hết tin tức trên báo đều đã được công khai hóa, và thường chỉ được đưa ra khi việc đàm phán đã hoàn tất. Đối với những đối tượng này, thông tin trên báo chí nhiều khi chỉ mang tính chất tham khảo.

Nói như ông Lê Anh Dũng, một NĐT chứng khoán thì: "Báo chí chỉ là một trong những kênh thông tin chính đến với nhà đầu tư. Bởi ngoài kênh thông tin báo chí hàng ngày phản ánh về thị trường chứng khoán, còn có thông tin từ Ủy ban chứng khoán, từ Sàn giao dịch chứng khoán, từ các công ty niêm yết, thông tin từ báo cáo tài chính và thông tin từ quan sát phân tích diễn biến trên thị trường để ra quyết định".

* Những điều cần lưu ý khi một nhà báo tiếp cận thông tin về thị trường chứng khoán:

Một phần của tài liệu cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở việt nam (Trang 50 - 52)