Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động và cho vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần đông á thành phố cần thơ qua 3 năm 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011 (Trang 52 - 56)

c) Tiền gửi doanh nghiệp trên vốn huy động:

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Để quản lí tốt hoạt động cho vay của mình, Ngân hàng phân doanh số cho vay theo từng nhóm như: cho vay theo thời hạn, theo thành phần kinh tế,..…Phân doanh số cho vay theo thời hạn là công tác mà mọi Ngân hàng đều thực hiện. Hoạt động cho vay của Ngân hàng phân theo thời hạn diễn ra với tình hình.

Bảng 13: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2008-2010 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 766.113 1.952.428 1.920.966 1.186.315 154,85 (31,462) -1,61 Trung – Dài hạn 27.592 172.997 180.578 145.405 526,98 7.581 4,38 TỔNG 793.705 2.125.425 2.101.544 1.331.720 167,79 (23.881) -1,12

Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2009 cho vay ngắn hạn đạt 1,952,428 triệu đồng, tăng 1,186,315 triệu đồng so với năm 2008, chiếm trên 92 % trong tổng doanh số cho vay, nhưng sang năm 2010 lại giảm nhẹ còn 1,920,966 triệu đồng, chiếm 91,4% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân cho vay ngắn hạn tăng là do: lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên được nhiều khách hàng lựa chọn.

Năm 2009 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ, tổng doanh số cho vay doanh nghiệp là 2,125,425 triệu đồng tăng 1,331,720 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng 167.79%, trong đó cho vay ngắn hạn tăng 1,186,315 triệu đồng, tỷ lệ 154.85%, cho vay trung và dài hạn tăng 145,405 triệu đồng, tỷ lệ 526.98%. Qua năm 2010 nguồn vốn tín dụng của ngân hàng dành cho doanh nghiệp tiếp tục tăng, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 4,38% so với năm 2009 đạt mức 7,581 triệu đồng, doanh số cho vay ngắn hạn giảm 1.61% so với năm 2009 xét về số tương đối và giảm 31,462 triệu đồng xét về số tuyệt đối.

vay. Sự mất cân đối này có nguyên nhân từ 2 phía, phía Ngân hàng và cả phía của doanh nghiệp.

- Về phía của Ngân hàng

+ Rõ ràng Ngân hàng sử dụng vốn huy động trong dân chúng và của các tổ chức kinh tế khác để cho vay. Nhưng trong 3 năm qua nhất là trong năm 2008 ít có cá nhân hay tổ chức nào lại gởi tiền Ngân hàng với kỳ hạn quá 12 tháng,, do tình hình lạm phát đạt cao trào vào năm 2008 và bắt đầu giảm nhẹ hơn ở năm 2009. Vì vậy hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho Ngân hàng.

+ Thời hạn vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, vì vậy đối với các khoản vay trung và dài hạn luôn được Ngân hàng chú ý rất kỹ khâu thẩm định, điều này cũng góp phần hạn chế sự tăng trưởng của doanh số cho vay trung và dài hạn.

- Về phía các DN:

+ Đa phần các doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn, chưa có nhu cầu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Nên các khoản vay đa phần là vay ngắn hạn.

+ Đối với các doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng rất ít các DN xây dựng được các phương án/dự án khả thi để vay vốn, điều này làm giảm mức tín nhiệm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bảng 14: DOANH SỐ CHO VAY 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010-2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 2010 2011 Số tiền % Ngắn hạn 1.171.457 1.365.123 193.666 16,53 Trung–Dài hạn 103.798 337.805 234.007 225,4 TỔNG 1.275.255 1.702.928 427.673 33,54

( Nguồn: Phòng Kế toán -NH TMCP Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ)

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm ngoái thì doanh số cho vay 6 tháng đầu năm

2011 tăng tốt, đạt 1.702.928 triệu đồng, tăng 427.673 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng là 33,54%. Tuy nhiên, đó chỉ là do việc gia tăng các món vay ngắn hạn. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm nay đạt 1.365.123 triệu đồng, tốc độ tăng gần 17% so với 6 tháng đầu năm 2010. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2010 lại tăng mạnh, đạt 337.805 triệu đồng, tăng 234.007 triệu đồng so với cùng kỳ, tương ứng tăng 225,4%. Do quy định mới của Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương tập trung vay trung và dài hạn. Tuy biết rằng cho vay ngắn hạn có mức độ rủi ro cao hơn trung và dài hạn nhưng thiết nghĩ ngân hàng cần chú ý hơn đối với cho vay trung-dài hạn. Vì khách hàng (đặc biệt là doanh nghiệp) rất ưa chuộng những khoản tín dụng trung và dài hạn. Và nếu làm tốt công tác thu hồi nợ thì cho vay trung và dài hạn sẽ mang lại cho ngân hàng lợi nhuận khá cao.Thêm vào đó, vốn trung hạn và dài hạn là một nhu cầu cấp thiết đối với việc đẩy mạnh sự tăng trưởng của nền kinh tế tại những quốc gia đang phát triển. Nhưng khi cho vay trung-dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn

đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản thế chấp. Hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để ngân hàng thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại. Do đó khi xem xét cho vay, cán bộ tín dụng cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động và cho vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần đông á thành phố cần thơ qua 3 năm 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w