b) Sơ đồ qui trình
3.3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2011
Năm 2011 được dự báo vẫn là năm còn không ít khó khăn đối với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Xác định rõ điều này DongA Bank đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng nhưng có cơ sở cho giai đoạn tăng tốc, bắt đầu từ năm 2011. Cụ thể, với định hướng “Phát triển – Bền vững”, DongA Bank đưa ra các chỉ tiêu quan trọng như:
- Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và cho vay, nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư, kinh doanh và các công ty con, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Thứ hai, tăng cường công tác giám sát nội bộ, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
- Khai thác tối đa các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển thêm các sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng của toàn hệ thống, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đào tạo và tái tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực khuyến khích các đơn vị kinh doanh, các công ty con, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao của toàn hệ thống.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
4.1.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng
Nguồn vốn có vai trò khá quan trọng trong hoạt động TD nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của các NH thương mại nói chung. Nó không những giúp cho NH tổ chức hoạt động mà còn đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Với đặc thù là chi nhánh trực thuộc DAB trong cơ cấu vốn của DAB Cần Thơ ngoài vốn điều chuyển từ hội sở DAB còn có nguồn vốn huy động tại chổ, bảng 2 sau thể hiện cơ cấu nguồn vốn của DAB Cần Thơ trong 3 năm qua:
Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á QUA 3 NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 428.922 869.663 1.153.040 440.741 102,76 283.377 32.58 Vốn điềuchuyển 762.468 355.403 297.980 (407.065) (53,39) (57.423) -16.16 Tổng cộng 1.191.390 1.225.066 1.451.020 33.676 2,83 225.954 18.44
( Nguồn: Phòng Kế toán -NH TMCP Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ)
Bảng 5: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn vốn 6 tháng đầu năm So sánh
2010 2011 Số tiền (%)
Vốn huy động 656.720 612.488 (44.232) (6,74)
Vốn điều chuyển 515.830 954.655 438.825 85,07
Tổng cộng 1.172.550 1.567.143 394.593 33,65
Qua số liệu cho thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm (2008- 2010) có sự tăng trưởng rõ rệt.
Năm 2008 tổng nguồn vốn là 1.191.390 triệu đồng, sang năm 2009 thì tổng nguồn vốn là 1.225.065 triệu đồng, tăng 33.675 triệu đồng tương ứng 2,83% so với năm 2008. Sang đến năm 2010 thì tổng nguồn vốn tiếp tục tăng đạt 1.451.019 tăng 225.954 triệu đồng tương ứng 18,4% so với năm trước.
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á qua 3 năm
Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể vốn huy động năm 2009 đạt 869.663 triệu đồng tăng 440.741 triệu đồng tương ứng tăng 102,76% so với năm 2008. Nhưng
sang năm 2010 vốn huy động của ngân hàng đạt con số 1.153.040 triệu đồng , tăng 283.377 triệu đồng tương ứng tăng gần 32.58% .
Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.567.143 triệu đồng tăng 394.593 triệu đồng tương ứng tăng 33,65% so với đầu năm 2010. Do ngân hàng tập trung chủ yếu huy động vốn chủ yếu ở kì ngắn hạn, lãi suất huy động vốn tăng cao để cạnh tranh với ngân hàng trong khu vực
Nhìn chung trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2010-2011 tổng nguồn vốn DAB Cần Thơ không có nhiều biến động và tăng về số tuyệt đối. Tổng nguồn vốn của NH ít thay đổi, nhưng về cơ cấu vốn trong tổng nguồn trong 3 năm có nhiều biến động: tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn đang giảm dần qua mỗi năm, trong khi đó vốn huy động lại tăng khá ổn định. Nguyên nhân của sự thay đổi trong cơ cấu vốn của NH có thể được giải thích:
- Hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu của NH là ”đi vay và cho vay”. Cho nên vốn huy động càng nhiều thì khả năng cho vay của NH sẽ tăng lên. Hơn nữa việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại nguồn vốn cho NH với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho NH có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ TD với NH, tạo điều kiện cho NH có căn cứ để quy định mức vốn để cho vay đối với những khách hàng.
- Bên cạnh đó do là NH chi nhánh nên NH luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt hoạt động kinh doanh của NH cấp trên. Nếu tại chi nhánh huy động vốn không đủ để cho vay thì có thể đề xuất lên Hội sở chính xin cung cấp thêm nguồn vốn điều chuyển nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng. Tuy nhiên do Hội sở tránh việc các chi nhánh con phụ thuộc quá nhiều vào mình nên đã áp dụng mức lãi suất cho vốn điều chuyển này cao hơn so với mức lãi suất mà chi nhánh có thể tự huy động được. Do đó NH càng hạn chế vốn điều chuyển từ Hội sở thì càng tốt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho NH chi nhánh. Cho nên trong 3 năm qua chi nhánh đã tăng cường huy động vốn và hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển.
Với tình hình nguồn vốn như trên của NH thì NH đang duy trì rất tốt trong cân đối giữa vốn điều chuyển và vốn huy động, NH đã phát huy rất tốt công tác huy động vốn để hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả hơn. Vì vậy NH nên tiếp tục duy trì tỷ lệ các nguồn vốn này trong cơ cấu vốn của mình.
4.1.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng
Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, do đó Ngân hàng TMCP Đông Á CN Cần Thơ đã có nhiều biên pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.
Sau đây là kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ 2008 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2010-2011
Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 2008– 2010
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của các doanh
nghiệp 17.385 79.414 141.016 62.029 357 61.602 77,6
2. Tiền gửi tiết kiệm 327.838 694.155 773.990 366.317 112 79.835 11,5
3. Phát hành các công cụ
nợ 82.730 95.942 235.581 13.212 16 139.639 145,6
4. Tiền gửi của các TCTD
khác 969 152 2.453 (817) (84) 2.301 1513,9
Tổng cộng 428.922 869.663 1.153.040 440.741 103 283.377 32,6
( Nguồn: Phòng Kế toán -NH TMCP Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ)
Bảng 7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010– 2011 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 2010 2011 Số tiền %
1. Tiền gửi của các doanh nghiệp 70.707 63.471 (7.236) -10,23
2. Tiền gửi tiết kiệm 436.995 389.148 (47.847) -10,95
3. Phát hành các công cụ nợ 147.791 158.846 11.055 7,48
4. Tiền gửi của các TCTD khác 1.227 1.023 (204) -16,63
Tổng cộng 656.720 612.488 (44.232) -6,74
Nhìn chung vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008 đạt 428.922 triệu đồng; năm 2009 đạt 869.663 triệu đồng, tăng 440.741 triệu đồng, tương đương 103% so với năm 2008; năm 2010 đạt 1.153.040 triệu đồng, tăng 283.377 triệu đồng, tương đương 32,6% so với năm 2007. Sau đây là cụ thể từng khoản mục như sau:
- Tiền gửi của các doanh nghiệp: tiền gửi doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng.
Bảng 8: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền (%) Số tiền (%)
Tiền gửi doanh nghiệp 17385 79.414 141.016 62.029 356,80 61.602 77,6 - Tiền gửi thanh toán 12754 73275 27271 60.521 474,53 (46.004) -62,8 - Tiền gửi có kỳ hạn 4631 6139 113745 1.508 32,56 107.606 1752,8
( Nguồn: Phòng Kế toán -NH TMCP Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ)
Năm 2009 tiền gửi doanh nghiệp có số dư là 79.414 triệu đồng, Sang năm 2010 loại tiền gửi này đạt 141.016 triệu đồng, tăng 61.602 triệu đồng với tốc độ là 77,6% so với năm 2009.. Nguyên nhân làm cho tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động qua các năm là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng nhất là khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, Ngân hàng đã cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán từ đó lôi kéo và thu hút được nhiều doanh nghiệp đã gửi vốn lưu động của mình vào Ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán. Đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán không vì mục đích lợi nhuận nên số dư tương đối cao nhưng không ổn định.
Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của doanh nghiệp thì tiền gửi thanh toán doanh nghiệp cũng biến động tăng giảm qua các năm: Năm 2008 tiền gửi thanh toán là 12.754 triệu đồng, n ă m 2 0 0 9 đ ạ t 73.275 triệu đồng tăng 60.521 triệu đồng hay tăng gần 5 lần so với năm 2008 đến năm 2010 tiền gửi
thanh toán giảm xuống là 27.271 triệu đồng hay giảm 46.004 triệu đồng tương đương giảm 62,8 % so với năm 2009.
Tiền gửi doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 giảm 7.236 triệu đồng hay giảm 10,23% . Nguyên nhân là do trong năm 2010 ảnh hưởng của lạm phát năm và mặc dù lãi suất huy động vốn tại các Ngân hàng cũng như tại DAB Cần Thơ tăng cao nhưng do áp lực cạnh tranh nên khó huy động được vốn, bên cạnh việc tăng lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cũng tăng lên rất cao. Từ đó, có một số doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình vì chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp tại thời điểm này cao. Vì thế mà trong năm này đa phần một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán cũng vì thế mà hạn chế.
- Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng huy động được từ khoản này tăng rất mạnh qua 3 năm và có tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Bảng 9: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền (%) tiềnSố (%)
Tiền gửi tiết kiệm 327.838 694.155 773.990 366.317 111,7 79.835 11,50
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 3.270 3352 1738 82 2,5 (1.614) -48,15
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 324.568 690803 772252 366.235 112,8 81.449 11,79
( Nguồn: Phòng Kế toán -NH TMCP Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ)
Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi doanh nghiệp cả về số lượng và tốc độ tăng trưởng, nó liên tục tăng qua các năm cụ thể là: Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng là 327.838 triệu đồng, năm 2009 tiền gửi này tăng lên gấp 2.1 lần đạt 694.155 triệu đồng tăng 366.317 triệu đồng tương đương
hàng tiếp tục tăng đạt 773.990 triệu đồng tăng lên 79.835 triệu đồng hay tăng 11,5%. Nguyên nhân tăng lên của lượng gửi tiết kiệm qua các năm là do đời sống của người dân được nâng lên, hoạt động kinh doanh của người dân thu được nhiều lợi nhuận nên họ có nhu cầu tích trữ tiền. Bên cạnh đó là do Ngân hàng có chính sách về lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hợp lý, có những chương trình khuyến mãi với giải thưởng lớn có giá trị… nhằm thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư.
Tiền gửi tiết kiệm 6 tháng đầu năm 2011 đạt 389.148 triệu đồng giảm 47.847 triệu đồng hay giảm 10,95% so với cùng kì năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được giải thích như sau: những biến động đổi chiều đột ngột theo lãi suất cơ bản của NHNN, cộng với sự tranh giành thị trường và bù đắp thiếu hụt trong thanh khoản của NH. Và lạm phát xảy ra trong nền kinh tế. Dẫn đến các doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều khó khăn về vốn. Làm cho NH sức huy động
Hiện tại tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đông Á Cần Thơ gồm có hai loại đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có tỷ trọng rất lớn, năm 2008 đạt được 324.568 triệu đồng chiếm 98% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Sang năm 2009 đạt được 690803 triệu đồng tăng 366.235 triệu đồng với tốc độ tăng 112,6% so với năm 2008. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vào năm 2010, số tiền huy động được là 772.252 triệu đồng tăng 40.283 triệu đồng với tốc độ tăng 21,92% so với năm 2009. Đạt được kết quả như trên là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư nhiều vào loại tiền gửi này và xem đây là hình thức đầu tư đạt hiệu quả cao. Mà Ngân hàng TMCP Đông Á có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố Cần Thơ, hoạt động rất có hiệu quả tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cùng với sự hướng dẫn cặn kẽ của cán bộ Ngân hàng nên việc huy động tiền gửi của người dân rất thuận lợi.
- Phát hành các công cụ nợ: chủ yếu là kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Năm 2009 là 95.942 triệu đồng tăng 13.212 triệu đồng so với 2008, nhưng sang năm 2010 lại tăng mạnh là 235.581 triệu đồng so với năm 2009. Hình thức huy động này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và chỉ đạo huy động cụ thể của Trung ương trong từng thời kỳ. Tuy nhiên chi nhánh có khả năng phát huy tốt nhờ biện pháp quảng bá, chăm sóc khách hàng để khơi tăng nguồn vốn này.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác: đây là tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á, hình thức gửi tiền của các NH khác với mục đích là lãnh lãi, khi có vốn nhàn rỗi, hay tiền gửi dùng để dùng để thanh toán cho khách hàng của họ tại NH. Tỷ trọng của nguồn vốn này ở NH là rất thấp. Năm 2008 nguồn vốn này chỉ là 969 triệu đồng, năm 2009 là 152 triệu đồng, và năm 2010 là 2453 triệu đồng
Tóm lại, qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2011 tình hình nguồn vốn huy động đạt kết quả rất khả quan, NH ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn thuận lợi và hiệu quả. Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu