Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)

Một phần của tài liệu tổng hợp oxim từ dầu vỏ hạt điều việt nam và nghiên cứu các đặc tính lý-hóa, khả năng hấp thụ ion kim loại (cu2+, ga3+) của chúng (Trang 36 - 37)

Phương pháp phân tích theo phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật phân tích rất hiệu quả. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp phổ hồng ngoại vượt hơn những phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X, cộng hưởng từ điện tử vv…) là phương pháp này cung cấp thông tin về cấu trúc phân tử nhanh, không đòi hỏi các phương pháp tính toán phức tạp.

Kỹ thuật này dựa trên hiệu ứng đơn giản là: các hợp chấp hoá học có khả năng hấp thụ chọn lọc bức xạ hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của các hơp chất hoá học dao động với nhều vận tốc dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại.

Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại tương ứng với các nhóm chức đặc trưng và các liên kết có trong phân tử hợp chất hoá học. Bởi vậy phổ thông ngoại của một hợp chất hoá học coi như "dấu vân tay", có thể căn cứ vào đó để nhận dạng chúng.

Vùng bức xạ hồng ngại là một vùng phổ bức xạ điện từ rộng nằm giữa vùng trông thấy và vùng vi ba; vùng này có thể chia thành 3 vùng nhỏ:

- Vùng hồng ngoại gần, từ 0,8 đến 2,5 µm (12500-4000 cm-1). - Vùng hồng ngoại thường, từ 2,5 đến 25 µm (4000-400 cm-1) - Vùng hồng ngoại xa, từ 25 đến 200 µm (400-50 cm-1) b a Rf = b a

Phổ ứng với vùng năng lượng quay nằm trong vùng hồng ngoại xa, đo đạc khó khăn nên ít dùng trong mục đích phân tích. Như vậy phương pháp phân tích phổ hồng ngoại nói ở đây là vùng phổ nằm trong khoảng 2,5 đến 25 µm hoặc vùng có số sóng 4000-400 cm-1. Vùng này cung cấp cho ta những thông tin quan trọng về các dao động của các phân tử do đó là các thông tin về cấu trúc của các phân tử.

Một phần của tài liệu tổng hợp oxim từ dầu vỏ hạt điều việt nam và nghiên cứu các đặc tính lý-hóa, khả năng hấp thụ ion kim loại (cu2+, ga3+) của chúng (Trang 36 - 37)