Tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại ACB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Chấu (ACB) chi nhánh Quảng Ninh (Trang 50 - 53)

5. Bố cục luận văn

3.3.2 Tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại ACB Quảng Ninh

Á Châu hiện là một trong những NH đang cung cấp cho các DN, cá nhân nhiều sản phẩm – dịch vụ nhất ở Việt Nam. Trong đó, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ mang tính chuyên môn sâu được các DN đón nhận rất tích cực.

Tài trợ nhập khẩu là sản phẩm tín dụng hỗ trợ vốn của ACB dành cho các DN có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất. Trong đó DN có thể chọn cho mình một trong những sản phẩm – dịch vụ hỗ trợ từ ACB như thu hộ chứng từ nhập khẩu, phát hành L/C nhập khẩu, thanh toán tiền hàng nhập khẩu,… với sản phẩm tài trợ nhập khẩu của ACB, DN hoàn toàn có thể an tâm và chủ động về nguồn vốn trong giao thương, làm ăn với các đối tác lớn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, DN còn được ACB hỗ trợ kịp thời trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất giá ưu đãi, được tư vấn các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế với một quy trình thủ tục đơn giản nhất. Một đại diện của ACB cho biết, DN có thể yêu cầu ACB tài trợ bằng tiền VNĐ, EURO, USD… “thời hạn và phương thức tài trợ cũng rất đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng DN khác nhau. Trong khi đó, DN có thể sử dụng tài sản đảm bảo là chính lô hàng nhập khẩu, bất động sản hoặc các tài sản có giá trị khác”, vị đại diện nhấn mạnh.

Đối với tài trợ xuất khẩu, ACB cũng đưa ra nhiều sản phẩm riêng biệt cho DN lựa chọn. Trong đó, nổi bật là việc chiết khấu hộ chứng từ thanh toán bằng L/C; chiết khấu hộ chứng từ thanh toán bằng hình thức nhờ thu kèm chứng từ; tài trợ

xuất khẩu trước khi giao hàng và bao thanh toán xuất khẩu. Với sản phẩm tài trợ

xuất khẩu của ACB, các DN có thể an tâm về tình hình tài chính mỗi khi nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu. Cho dù phương thức thanh toán trong hợp đồng không phải là L/C mà là D/P, D/ A hay thậm chí là T /T và CAD thì ACB vẫn có thể thu xếp tài chính cho DN. Tuỳ trượng hợp, số tiền tài trợ có thể lên đến 90% giá trị hợp đồng.

Điếu đáng nói là sản phẩm tài trợ xuất khẩu của ACB được thiết kế khá linh hoạt, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau do mỗi ngành nghề đếu có đặc thù riêng. Bên cạnh đó, ACB cũng rất “mềm dẻo” trong việc thoả thuận các hạn mức tín dụng và xác định thời gian trong mỗi khoản vay sao cho phù hợp với dòng tiền của DN. Đối với các DN có tình hình sản xuất – kinh doanh tốt, nhiều uy tín trên thương trường, ACB có thể tài trợ mà không cần tài sản đảm bảo.

3.3.2.1 Nghiệp vụ chiết khấu và cho vay

Bảng 3.2: DOANH SỐ CHIẾT KHẤU VÀ CHO VAY TÀI TRỢ

XUẤTNHẬP KHẨU CỦA CN ACB QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

SỐ TIỀN TĂNG GIẢM

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Chiết khấu - Chiết khấu L/C - Chiết khấu D/P 412.411 328.640 83.771 2.460.5 33 570.183 1.890.3 50 3.184.9 06 2.974.4 68 210.438 2.048.12 2 241.543 1.806.57 9 596,62 173,50 2.256,57 724.373 2.404.285 - 1.679.912 129,44 521,67 11,13

Cho vay tài trợ XNK

55.755 172.881 391.078 117.126 310,07 218.197 226,21

Nhìn chung, chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu 2 loại chứng từ L/C và D/P. Đối với tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn theo hợp đồng xuất khẩu vì đảm bảo tính an toàn, thu hồi vốn nhanh. Các DN vay chủ yếu là những đơn vị sản xuất hàng công nghiệp chế biến, trong đó phần lớn là các ngành chế biến thủy sản, dệt may. Năm 2010, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất nhập khẩu tăng rất nhiều so với năm 2009 (tăng 2.048.122 triệu đồng), chủ yếu là do chiết khấu D/P tăng gấp 2.256,57%. Năm 2010 hoạt động chiết khấu của chi nhánh đạt kết quả khả quan như vậy là do ACB Quảng Ninh đã thực hiện tăng lãi suất chiết khấu cho những KH có uy tín, quan hệ lâu dài, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên nên đã thu hút được nhiều KH. Sang năm 2011, hoạt động chiết khấu chứng từ tiếp tục tăng trưởng, tăng 724.373 triệu đồng so với năm 2010, nhưng trong đó chỉ có chiết khấu L/C tăng 2.404.285 triệu đồng so với năm 2010, chiết khấu D/P lại giảm mạnh, giảm 1.679.912 triệu đồng.

Đối với nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, doanh số liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2010 tổng doanh số cho vay tăng hơn gấp 5 lần so với năm 2009 và năm 2011 tăng 129,44% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng tốt nên chi nhánh đã tăng hạn mức tài trợ cho các DN, đồng thời thực hiện mở rộng đối tượng tài trợ.

3.3.2.1. Nghiệp vụ bảo lãnh

Bảng 3.3:TÌNH HÌNH THU PHÍ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ACB QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng NĂM THU PHÍ BẢO LÃNH THU PHÍ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG PHÍ BẢO LÃNH / PHÍ DỊCH VỤ NH (%) 2009 149,45 1.196 11,83 2010 141,58 1.257 11,26 2011 131,72 1.321 9,97 (Nguồn: Phòng Tín dụng)

Thu phí bảo lãnh trong 3 năm đều giảm, trong khi thu phí dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng và thu phí từ bảo lãnh chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng (trung bình khoảng 11%). Cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh - một loại hình tài trợ hiện đại nhưng chưa được chi nhánh quan tâm phát triển đúng mức, chỉ thực hiện 2 loại bảo lãnh là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Chấu (ACB) chi nhánh Quảng Ninh (Trang 50 - 53)