Kênh phân phối

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Chấu (ACB) chi nhánh Quảng Ninh (Trang 83 - 84)

5. Bố cục luận văn

3.7.4 Kênh phân phối

ACB có quan hệ đại lý với 694 NH lớn tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, ACB có quan hệ với hầu hết tất cả các NH hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 6 NH thương mại Nhà nước, 35 NH thương mại cổ phần, 5 NH liên doanh và 24 chi nhánh NH nước ngoài. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chi nhánh đưa ra biểu lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh khi đối tác của khách hàng được tài trợ giao dịch với những NH dại lý của ACB.

Tính đến nay, ACB là một trong những NH TMCP có mạng lưới hoạt động tốt nhất ở Việt Nam. Ở nhiều tỉnh, TP trên cả nước đều có chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ACB nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho KH. Chỉ riêng từ đầu tháng 3- 2011 đến nay, ACB đã mở thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch mới, nâng tổng số đơn vị hoạt động trên toàn quốc lên 350. Bên cạnh đó, 3 đơn vị trực thuộc hệ thống ACB cũng khánh thành và đưa vào hoạt động trụ sở mới khang trang hơn, hiện đại hơn.

Tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch này đều cung cấp các dịch vụ như: huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán; tiền gửi tiết kiệm dân cư cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, xây dựng hoặc sữa chữa nhà; các dịch vụ thẻ ngân hàng; thanh toán quốc tế; chuyển tiền nhanh Western Union; giao dịch ngoại tệ… đáng chú ý là tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch mới đều được kết nối trực tuyến với hội sở và hệ thống ACB với các dịch vụ qua ngân hàng điện tử ( Home banking, Internet banking, Phone banking, Mobile banking ) đều này thể hiện rõ nét chiến lược phát triển của ACB là trở thành “ NH của mọi nhà” với những sản phẩm, dịch vụ NH tốt nhất.

Trên địa bàn Quảng Ninh nhưng cho đến thời điểm hiện tại Á Châu Quảng Ninh vẫn chỉ có duy nhất một chi nhánh cấp I và năm phòng giao dịch. Rõ ràng ngân hàng Á Châu Quảng Ninh còn rất hạn chế trong việc mở rộng quy mô hoạt

động tại địa phương. Hiện nay tuy nằm ở một vị trí thuận lợi – ở trung tâm của TP Hạ Long - nhưng với một mạng lưới phân phối tại dịa phương mỏng như vậy ACB sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay. Như chúng ta đã biết, người dân Quảng Ninh chưa có thói quen giao dịch ở ngân hàng, do đó không có nhiều phòng giao dịch ở nhiều nơi thì khó có thể thâm nhập sâu vào thị trường, sẽ có ít cơ hội hơn trong việc tạo ấn tượng và lưu giữ hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí KH.

Trong thời gian sắp tới, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu Á Châu không nhanh chân “ xí chỗ” trước thì “ miếng bánh ngon” thị trường sẽ rơi vào tay các ngân hàng khác. Tuy các NH khác phải chịu chi phí cao hơn do quy mô rộng hơn nhưng đó chỉ là cái giá ban đầu cho một chiến lược chiếm lĩnh thị trường về sau. Khi mọi thứ đã đi vào ổn định, KH biết đến họ nhiều rồi thì hiệu quả sẽ rất cao và tất nhiên sẽ trở thành bất lợi lớn cho NH Á Châu do đã chậm chân hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Chấu (ACB) chi nhánh Quảng Ninh (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)