Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Chấu (ACB) chi nhánh Quảng Ninh (Trang 40 - 128)

5. Bố cục luận văn

2.3.3 Ma trận SWOT

Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của của dịch vụ trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ.

S (Strengths) W (Weaknesses)

O (Opportunities) SO WO

T (Threats) ST WT

Hình 2.1: Mô hình SWOT

Các bước lập ma trận SWOT:

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty về dịch vụ

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty về dịch vụ - Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty về dich vụ

- Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty về dịch vụ Trong đó:

- Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường thì tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO.

- Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi những ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài.

- Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm

2.3.4. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM)

Đánh giá các chiến lược theo ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng

(QSPM). Ma trận được thực hiện qua 6 bước:

* Bước 1:Liệt kê các yếu tố theo phân tích SWOT. * Bước 2: Xếp hạng (R) các yếu tố từ 1 đến 4

Xếp hạng Yếu tố bên ngoài Yếu tố bên trong

1 Phản ứng của NH yếu Yếu

2 Phản ứng trung bình Trung bình

3 Phản ứng trên trung bình Mạnh

4 Phản ứng rất tốt Rất mạnh

* Bước 3: Tập hợp các chiến lược cụ thể thành từng nhóm riêng biệt. * Bước 4: Xác định điểm hấp dẫn (AS). Có 4 mức ảnh hưởng:

- 1: Không hấp dẫn - 2: Ít hấp dẫn - 3: Khá hấp dẫn - 4: Rất hấp dẫn

* Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS)

TAS = R * AS

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI ACB CHI NHÁNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2009-2011

3.1. Khái quát về ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)Á Châu hiện nay là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các Ngân hàng TM Cổ Phần tại Việt Nam. Trong hơn 14 năm hoạt động, ACB luôn khẳng định vị trí dẫn đầu về huy động vốn, tài sản có cũng như lợi nhuận trước thuế đồng thời nhận được sự đánh giá cao của giới tài chinh Ngân hàng trong và ngoài nước, thể hiện:

+ ACB có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NH TM CP Việt Nam, đứng thứ 5 trong ngành (sau 4 NH TM Nhà Nước).

+ Tốc độ tăng trưởng của NH Á Châu bình quân cao gấp 2 – 2.5 lần tốc độ tăng trưởng chung của Ngành Ngân hàng Việt Nam.

+ ACB có hơn 200 sản phẩm, dịch vụ được KH đánh giá là Ngân hàng cung cấp sản phẩm, dich vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Các quy trình nghiệp chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO bảo đảm vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả.

+ Từ 20/11/2010 NH Á Châu là Ngân hàng thứ hai của Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán với số lượng hơn 110 triệu cổ phiếu giao dịch.

+ Hiện nay ACB có mạng lưới gồm 350 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, có quan hệ đại lý với 506 ngân hàng trên thế giới.

+ Khi mới thành lập, ACB có 27 nhân viên. Đến nay nhân sự của ACB đã lên đến khoảng 9000 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Nguồn nhân lực ACB được đánh giá là được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.

* Một số thành tích và sự công nhận

Năm 2002, các tổ chức SGS, UKAS (Anh) và ANSI – RAB (Mỹ) đã công nhận NH Á Châu có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, thanh toán quốc tế.

ACB là ngân hàng cổ phần đầu tiên và duy nhất trong năm 2010 lãnh trọn 3 giải thưởng quan trọng của ngành tài chính – ngân hàng toàn cầu: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” của tạp Chí The Banker, “ Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam”của tổ chức The Asian Banker, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí Euromoney.

Năm 2010, ACB là NHTMCP duy nhất nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, gớp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng trong năm 2010 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng huân chương lao động hạng 3.

Năm 2011, ACB được quỹ SMEDF Dự án VNM/AID-CO/200/2469 trao tặng bằng khen Ngân hàng cho vay DN nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam năm 2011 (Best SME Lending Bank Vietnam 2011).

Cũng trong năm 2011 này , tập đoàn Ngân hàng JP Morgan Chase dã bình chọn ACB là ngân hàng với chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc nhất.

3.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á châu chi nhánh Quảng Ninh 3.2.1 Quá trình thành lập

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Quảng Ninh chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 15/01/2007 trụ sở đặt tại 747 - 749 Lê Thánh Tông - TP.Hạ Long - Quảng Ninh. Qua 6 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu đã gớp phần hết sức to lớn cho sự phát triển của Tỉnh Quảng Ninh, đã trở thành một đối tác hết sức tin cậy của KH. Phương châm hoạt động của NH là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho KH. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, niềm nở, Ngân hàng luôn tạo được sự tin tưởng của quý KH.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

3.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB Quảng Ninh 3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

a) Giám đốc

Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động của đơn vị.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

Có quyền đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị ngoài trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

Thực hiện các công việc khác theo uỷ quyền của chủ tịch HĐQT / tổng GĐ.

b) Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Chức năng: Sử dụng nguồn vốn của ACB để cho vay và đảm bảo thu hồi vốn lãi đúng hạn.

Nhiệm vụ:

+ Tìm kiếm và phát triển KH thông qua công tác tiếp thị.

+ Thực hiện cho vay theo thể lệ và quy trình tín dụng của NHNN và Á Châu. + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh theo thể lệ của ACB.

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng hướng dẫn của ACB. + Ổn định và phân loại KH, hồ sơ tín dụng và bảo lãnh, trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức được ACB quy định.

+ Thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp cầm cố của KH.

+ Đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.

+ Đề xuất hướng giải quyết, kể cả đề xuất khởi tố các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh.

+ Tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ có liên quan đến nghiệp vụ của phòng.

+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN và NH Á Châu.

c) Chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch và ngân quỹ

Huy động vốn:

+ Huy động vốn VNĐ, ngoại tệ có kỳ hạn, không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi thanh toán.

Dịch vụ thanh toán:

+ Cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản của KH; xác nhận số dư tài khoản; xác nhận ký quỹ; xác nhận năng lực tài chính; liệt kê giao dịch tài khoản; sau lục chứng từ; các dịch vụ khác.

+ Cung cấp các phương tiện thanh toán.

+ Chấp nhận các phương tiện thanh t oán do các tổ chức khác phát hành khi được Tổng Giám Đốc cho phép.

+ Thu hộ, chi hộ.

+ Chi trả kiều hối – Western Union. + Chuyển tiền trong nước và nước ngoài. + Thanh toán trong nước.

+ Dịch vụ Ngân hàng điện tử. + Thẻ – kiều hối - Western Union.

+ Phát hành và thanh t oán thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. + Tiếp thị, mở đại lý thanh toán thẻ.

+ Chi trả kiều hối, Western Union tại nhà.

+ Tiếp thị, mở đại lý Western Union trong khu do NH ACB Quảng Ninh phụ trách quản lý.

+ Quản lý thông tin, hồ sơ KH thẻ, kiều hối, Western Union. + Tra soát và lập truy tìm cho các đại lý Western Union. + Kinh doanh ngoại tệ: thu hồi ngoại tệ USD tiền mặt.

+ Dịch vụ ngân quỹ: đổi, kiểm, đếm tiền VNĐ ,ngoại tệ USD. + Các sản phẩm liên kết khác.

d) Chức năng nhiệm vụ phòng hành chính

Văn thƣ:

+ Nhận và lưu trữ công văn, Fax đi, Fax đến.

+ Photocoppy và phân phối các văn bản, tài liệu cho ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ.

Hành chính:

+ Trực tổng đài điện thoại

+ Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, cộng tác viên + Thực hiện chế độ BHXH, BHYT của nhân viên. + Lập danh sách chế độ tiền thưởng.

+ Thực hiện công tác tuyển nhân viên. + Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc. + Theo dõi hình thức chi tiền hành chính. + Quản lý, cấp phát văn phòng phẩm, ấn phẩm. + Theo dõi quản lý tài sản của chi nhánh

+ Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa các trang thiết bị máy móc. + Kiểm tra công tác bảo vệtrụ sở và vệ sinh cơ quan.

e) Bộ phận kế toán

+ Tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở. Căn đối nội bảng, ngoại bảng hằng ngày.

+ Hạch toán hằng ngày, báo cáo tài khoản KH, theo dõi việc thu chi nội bộ trong chi nhánh.

+ Kiểm tra, đánh số chứng từ hoàn tất phát sinh trong ngày. + Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên NH.

Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo cáo hàng tháng, hàng năm gửi về Hội Sở và các cơ quan có liên quan ( NHNN, Cục Thuế, Cục Thống kê,…)

+ Tổng hợp, báo cáo số liệu hàng ngày cho Ban Giám Đốc.

f) Vi tính

Vận hành hệ thống mạng nội bộ. + Sửa chữa, lắp đặt, bảo trì hệ thống. + Chép, lưu trữ dữ liệu.

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ACB Quảng Ninh 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Quảng Ninh có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bằng VND, bằng ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh với nhiều sản phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng trong chọn lựa cho KH. Với số lượng sản phẩm đa dạng, chất lượng phục vụ tốt, sự tiếp đón nồng hậu, chân thành, nhiệt tình đã tạo cảm giác an tâm, thấu hiểu và chia sẻ với KH. Tất cả tạo nên một hình ảnh ACB năng động, thích ứng tốt với thị trường, hiệu quả trong kinh doanh.

Thu nhập và chi phí là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH, do đó chúng ta sẽ đi vào phân tích 2 yếu tố này.

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 CỦA CHI NHÁNH ACB QUẢNG NINH

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 17.617 26.128 49.552 9.111 53,5 23.424 89,7 Chi phí 11.553 19.361 40.127 7.807 67,6 20.766 107,3 Lợi nhuận 5.464 6.767 9.425 1.304 23,9 2.658 39,3 a) Về doanh thu

Từ bảng số liệu cho thấy: doanh thu của NH tăng qua các năm. Cụ thể, 2010 là 26.128 triệu đồng tăng 9.111 triệu đồng, tức tăng 53,3% so với 2009. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế Quảng Ninh có nhiều sự chuyển biến mạnh mẽ, nhu cầu về vốn đầu tư, tiêu dùng của người dân tăng, kéo theo sự tăng lên về doanh thu.

Sang 2011, là năm có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật, giới đầu tư nước ngoài đã chú ý nhiều tới Việt Nam, hoà nhập vào dòng chảy đó, nền kinh tế Quảng Ninh cũng có sự chuyển biến rõ nét, nhu cầu về vốn tăng cao.

Những thành quả kinh tế 2009, 2010 làm cho đời sống của người dân tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng, du học…mà đặt biệt là bất động sản dần tan băng – đây là thị trường thế mạnh của NH, nên KH đến tăng vốn tăng mạnh.

Bên cạnh đó, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới những KH tiềm năng được NH chú trọng đẩy mạnh, đã thu hút một lượng lớn KH đến vay vốn, làm cho thu nhập của NH tăng nhanh vào 2011 đạt 49.552 triệu đồng tăng 23.424 triệu đồng, tức tăng 89,7 %. Đây là một dấu hiệu rất lạc quan, chứng tỏ hiệu quả ngày một tăng cao của NH.

b) Về chi phí:

+ Năm 2010 là năm có sự chạy đua tăng lãi suất mạnh giữa các NH, để thu hút vốn đầu tư từ dân cư. Đây là thời điểm mà nền kinh tế cả nước nói chung và của Quảng Ninh nói riêng bắt đầu “ khát vốn” mạnh mẽ để đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu về vốn rất lớn, đó là chưa kể đến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh những cách huy động truyền thống, nhiều NH còn áp dũng những biện pháp thu hút vốn khác với lãi suất cao như chứng chỉ tiền gửi. Chính vì thế mà chi phí của NH Á Châu chi nhánh Quảng Ninh cũng tăng cao, cụ thể tăng 7.807 triệu đồng, tức tăng 67,6 % so với 2009.

+ Tuy nhiên, cơn khát vốn của thị trường còn mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2011, nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn đó, nền kinh tế Quảng Ninh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hoà mình cùng với cả nước, các DN Quảng Ninh đầu tư mạnh mẽ hơn, quy mô hơn. Đặt biệt, người dân có nhiều cơ hội hơn cho việc sinh lời từ đồng tiền của mình. Kinh doanh, góp vốn liên doanh, nhất là đầu từ chứng khoán – tuy đầu tư chứng khoán ở Quảng Ninh không nhiều nhưng có dấu hiệu tăng. Tất cả làm cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn. Cạnh tranh gay gắt hơn và tất nhiên là chi phí cũng tăng cao hơn.

+ Ngoài những yếu tố về lãi suất còn phải kể đến những chi phí phi lãi khác như: quà tặng cho KH trúng thưởng, tiền đầu tư thêm trang thiết bị, đặt biệt là chi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Chấu (ACB) chi nhánh Quảng Ninh (Trang 40 - 128)