Biện pháp phòng trừ bệnh héo thông do tuyến trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 44 - 46)

Việc phòng trừ bệnh héo thông 3 lá do tuyến trùng đ−ợc tiến hành trên nguyên tắc phòng trừ tổng họp, bao gồm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp vật lý cơ giới (chặt bỏ cây bệnh, thiêu huỷ xén tóc và tuyến trùng), biện pháp dùng bẫy dẫn dụ và bẫy cây t−ơi để diệt vectơ truyền bệnh.

+ Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Trong quá trình điều tra theo dõi cho thấy xén

tóc M. altenatus th−ờng chỉ hại những cây thông yếu, sinh tr−ởng kém và đây

cũng là cơ hội để tuyến trùng lây lan từ cây này sang cây khác và từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đề tài đã tiến hành bố trí thí nghiệm tỉa th−a tại Cam Ly với 2 ô thử nghiệm xử lý và đối chứng (mỗi ô 1ha) và theo dõi mức độ bị bệnh héo thông trong 3 năm. Kết quả cho thấy biện pháp tỉa th−a để với mật độ thích hợp làm cây có đủ không gian dinh d−ỡng nên cây khỏe, sinh tr−ởng tốt hạn chế sự xâm nhập của xén tóc và vì vậy cũng hạn chế sự lây lan của tuyến trùng gây héo thông (xem bảng 11).

Bảng 11 Hiệu quả của biện pháp tỉa th−a đối với việc hạn chế sự lây lan bệnh héo thông tại Cam Ly- Đà Lạt.

TT Ô thử nghiệm Tuổi cây (năm tuổi) Mật độ cây/ha Tỷ lệ % cây chết do tuyến trùng 1 Xử lý 10 1.250 2,56

(tỉa th−a)

2 Đối chứng

(Không tỉa th−a)

10 1.650 3,31

+ Biện pháp cơ giới: Chặt toàn bộ cây bị nhiễm tuyến trùng và đốt để diệt xén tóc và tuyến trùng. Thử nghiệm đ−ợc tiến hành tại Cam Ly- Đà Lạt trên 2 ô xử lý và đối chứng (mỗi ô 1ha). Kết quả cho thấy trong bảng 12:

Qua bảng 12 cho thấy biện pháp cơ giới đã làm giảm tỷ lệ cây chết do bệnh héo thông tuyến trùng so với đối chứng là 54,98%.

Bảng 12 Hiệu quả của biện pháp cơ giới đối với việc hạn chế sự lây lan bệnh héo thông tại Cam Ly- Đà Lạt.

TT Ô thử nghiệm Tuổi cây

(năm tuổi) Tỷ lệ % cây chết do tuyến trùng 1 Xử lý (chặt bỏ và huỷ cây bị bệnh) 10 1,82 2 Đối chứng 10 3,31

+ Bẫy xén tóc M. altenatus tr−ởng thành bằng chất dẫn dụ hoá học:

Đề mục đã sử dụng 2 loại chất dẫn dụ Holodon và C1 của Nhật để tiến hành thử nghiệm tại 4 địa điểm để đánh giá hiệu quả của chúng; kết quả đ−ợc thể hiện trong bảng 13:

Bảng 13: Số l−ợng cá thể xén tóc M. alternatus

và các loài cánh cứng khác bắt đ−ợc tại bẫy

Chất dẫn dụ Holodon Chất dẫn dụ C1 T

T

Địa điểm

đặt bẫy Xén tóc Loài khác Tổng Xén tóc Loài khác Tổng

1 Cam Ly 3,2 10,2 13,4 0 5,4 5,4 2 Tuyền Lâm 5,2 11,2 16,4 0 3,8 3,8 3 LangBian 4.4 14,6 19,0 0 2,2 2,2 4 Klong Klanh 5,6 15,8 21,4 1,2 6,0 7,2

Kết quả trên cho thấy: chất dẫn dụ Holodon hiệu quả hơn so với chất dẫn dụ C1 trong việc bẫy xén tóc M. alternatus.

+ Sử dụng bẫy cây t−ơi để hấp dẫn xén tóc tr−ởng thành đẻ trứng, sau đó dùng thuốc hoá học, đốt hoặc ngâm các khúc gỗ trong bẫy đẻ hạn chế sự lây lan của bệnh dịch.

Đề mục đã thử nghiệm trên 2 ô thử nghiệm tại Cam Ly- Đà Lạt: bao gồm 1 ô xử lý: Chặt toàn bộ cây bị bệnh và đặt 20 bẫy cây t−ơi và 1 ô đối chứng: không xử lý.

Đánh giá số l−ợng lỗ đẻ trứng và số l−ợng sâu non trung bình trên 1 bẫy cây; tính toán tỷ lệ cây bị chết trong các ô thử nghiệm sau 1 năm (Mật độ cây trong 2 ô đều là 1650 cây/ha). Kết quả đ−ợc trình bày trong bảng 14.

Bảng 14: Số l−ợng trứng, sâu non và tỷ lệ cây bị bệnh ở 2 ô thử nghiệm

TT Chỉ tiêu Ô đối chứng Ô xử lý

1 Số l−ợng lỗ đẻ trứng (cái/1 bẫy) - 17,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Số l−ợng sâu non (con/ 1 bẫy - 8,0

3 Số cây bị bệnh chết (cây/ô) 32 0

Kết quả trên bảng 14 cho thấy xén tóc tr−ởng thành đã bay đến đẻ trứng vào khúc gỗ trong bây cây với tỷ lệ khá cao (17,5 lỗ đẻ trứng/ 1bẫy; số l−ợng sâu non 8,0/1bẫy). Điều này chứng tỏ bẫy cây t−ơi có tác dụng rõ rệt trong việc hạn chế sự lây lan của bệnh dịch.

Sử dụng tổng hợp các biện pháp trên sẽ ngăn chặn sự phát tán tuyến trùng thông qua vectơ truyền bệnh là xén tóc và từ đó sẽ giảm tỷ lệ cây bị bệnh héo do tuyến trùng.

5.3.6 Bệnh Phấn hồng hại keo lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 44 - 46)