Biện pháp phòng trừ sâu róm thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 31 - 34)

Dự tính dự báo sâu róm thông

- Điều tra số l−ợng sâu trên cây: có 2 ph−ơng pháp điều tra:

+ Điều tra trực tiếp bằng mắt hoặc ống nhòm để đếm sâu trên cây. + Điều tra gián tiếp bằng ô hứng phân sâu, sử dụng công thức:

A = H. S. 2/ N Trong đó: Trong đó:

A = Số l−ợng sâu trên cây

H = Số phân rơi trong 1 ô dạng bản S = Diện tích hình chiếu tán cây 2 = Hằng số thực nghiệm.

- Dự tính số l−ợng sâu: Công thức tính số l−ợng sâu cho lứa kế tiếp là: F = p ab (1-M)

Trong đó:

F = Số l−ợng sâu non của lứa sau p = Mật độ sâu hiện tại

M = Tỷ lệ chết trung bình của sâu

- Dự báo chiều h−ớng phát triển của sâu hại

Trên cơ sở số liệu mật độ sâu hại của lứa sâu đã thu đ−ợc, và d−ạ vào dự báo của khí hậu trong những tháng tới có thể suy đoán đ−ợc chiều h−ớng phát triển của sâu róm thông của lứa sau. Muốn biết đ−ợc chiều h−ớng phát triển của sâu róm thông, dựa vào công thức của Ilin:

P = mật độ sâu lứa hiện tại/ mật độ sâu lứa tr−ớc

Nếu P = 1 thì sâu không có chiều h−ớng phát triển tăng tiến. Nếu P < 1 thì sâu có chiều h−ớng suy thoái.

Nếu P >1 thì sâu đang có chiều h−ớng tăng tiến; P càng lớn thì phát triển càng lớn.

Biện pháp phòng trừ sâu róm thông

Biện pháp thủ công

Biện pháp này chủ yếu là bắt bằng tay, là ph−ơng pháp đơn giản nh−ng có hiệu quả. Khi sâu non tuổi 1-2 xuất hiện trên rừng, dùng tay rung cây sâu sẽ rơi xuống hàng loạt và bắt giết. Khi sâu tuổi 6 ít hoạt động và nhộng th−ờng kết kén trên lá hoặc trên cành và thân cây, ta có thể thu và bắt giết. Biện pháp này chủ yếu làm giảm mật độ sâu ở lứa kế tiếp.

Biện pháp vật lý

Sử dụng ánh sáng đèn để thu hút sâu tr−ởng thành. Nguồn sáng; có thể dung bất cứ nguồn ánh sáng nào nh− đèn măng sông, đèn điện (nêông, bóng tròn), nh−ng tốt nhất là dùng bẫy bắt b−ớm chuyên dụng (Insect-cutter 50 & 100) có khả năng thu hút b−ớm trong khoảng cách rộng hơn và có hiệu quả diệt sâu ngay khi b−ớm sâu róm thông bay vào bẫy đèn.

Thử nghiệm các loại thuốc trừ sâu hoá học và sinh học

Qua đặc điểm sinh học của sâu róm thông đã nghiên cứu và những điều tra tại hiện tr−ờng cho thấy một số l−ợng không ít sâu róm thông đã bị kẻ thù tự

nhiên tiêu diệt; trong đó chủ yếu là loài nấm Beauveria bassiana và vi khuẩn

Bacillus thuringiensis vì vậy ngoài các thuốc hoá học chúng tôi đã chọn chế

phẩm sinh học có nguồn gốc từ B. bassianaB. thuringienssis để tiến hành thử nghiệm.

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm một số thuốc trừ sâu hoá chất và sinh học đối với sâu róm thông. Kết quả đ−ợc thể hiện trong bảng 6.

Bảng 6 Thử nghiệm chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu hoá chất đối với sâu róm thông trong phòng thí nghiệm.

Điều kiện thời tiết Tên chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu hoá chất Nồng độ n−ớc thuốc (%) Số sâu thí nghiệm Tuổi sâu Số sâu chết Thời gian chết (giờ) Tỷ lệ sâu chết (%) Nhiệt độ (0C) ẩm độ (%) Biocin 8000 SC 0,5 50 3 32 84 64 28,5 92 Beauveria bassiana 4,0 50 3 37 96 67 28,5 92 Ofatox 400 EC 0,25 50 3 50 1 100 28,5 92 Sherpa 25EC 0,1 50 3 50 1 100 28,5 92 Đối chứng N−ớc cất 50 3 0 0 28,5 92

Qua bảng 6 cho thấy các chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu hoá chất đều có hiệu quả diệt sâu róm thông. Tuy nhiên các loại thuốc trừ sâu hoá chất đều có hiệu quả trừ sâu róm thông cao hơn và thời gian sâu chết cũng ngắn hơn với các chế phẩm trừ sâu sinh học.

Dựa vào kết quả thử nghiệm thuốc hoá chất và chế phẩm sinh học đối với sâu róm thông tại phòng thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thử tại hiện tr−ờng. Kết quả thể hiện trên biểu đồ 3 :

20.26 22.22 22.22 18.9 7.19 3.04 18.2 5 10 15 20 25 Số sâu trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3 : Thử nghiệm thuốc trừ sâu hoá chất Ofatox và chế phẩm sinh học Beauveria đối với sâu róm thông tại hiện tr−ờng

Xử lý bằng công thức Hendron- Tilton cho thấy hiệu quả so với đối chứng của hai loại thuốc là: Beauveria là 63,6 % và Ofatox 400EC là 85,8 %

Việc phun thuốc cần tiến hành khi sâu non ở giai đoan tuổi 2-3 khi không còn trứng sâu trên rừng và lúc này sức đề kháng thuốc của sâu còn yếu nên hiệu quả diệt sâu cao; mặt khác sức phá hại của sâu ở tuổi này ch−a cao, nếu xử lý kịp thời có thể bảo vệ rừng thông khỏi bị sâu róm phá hoại nặng.

5.3.3 Sâu ăn lá tếch Hybleae puera (Cramer)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 31 - 34)